Bạn nên biết hôm nay

Điệu nhảy vung tay có giúp giảm đau sau tiêm vaccine?

Các chuyên gia cho biết điệu nhảy vung tay sau tiêm vaccine Covid-19 vô tác dụng với việc giảm đau, nhưng có thể giúp nâng cao nhận thức về tiêm chủng.

Gần đây, mạng xã hội TikTok rộ lên nhiều chia sẻ "vung tay giảm đau sau tiêm vaccine Covid-19". Nhiều video ghi lại cảnh người dùng vung tay theo vòng tròn như cối xay gió, lan truyền nhanh chóng.

Tuy nhiên, bác sĩ và các chuyên gia cho biết phương pháp này vô tác dụng.

"Nó vô hại, trông hơi ngớ ngẩn và vô tác dụng. Bạn sẽ không đau bắp tay ngay sau khi tiêm vì phản ứng miễn dịch chưa xảy ra, và không phải ai cũng gặp tác dụng phụ này", giáo sư Beate Kampmann, khoa nhiễm trùng và miễn dịch nhi, Giám đốc Trung tâm Vaccine tại Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London, Anh, cho biết.

"Cứ để mọi người vung tay nếu điều đó khiến họ thấy ổn hơn, đây chỉ là một mũi tiêm nhỏ và nhanh chóng. Chúng tôi tiêm vaccine cho trẻ em suốt và chúng vẫn ổn", bà nói thêm.

Adam Finn, giáo sư nhi khoa tại Đại học Bristol, đồng quan điểm. "Tôi không nghĩ vung tay có hại hay có lợi. Nó chỉ là giả dược (liều Thu*c tinh thần), có thể hữu ích với một số người", ông nói.

Trào lưu vung tay giảm tác dụng phụ sau tiêm vaccine covid-19

Người dùng TikTok đăng tải video vung tay sau tiêm vaccine để giảm đau, ngày 15/4. Video: TikTok

Một phát ngôn viên của hãng dược AstraZeneca cho biết ông không chắc điệu nhảy vung tay có ích hay không, nhưng chưa muốn đưa ra kết luận chính thức. Hãng dược Pfizer và Johnson & Johnson không bình luận thêm vì "chưa đủ bằng chứng khoa học".

Giáo sư Saad Shakir, Giám đốc Đơn vị Nghiên cứu An toàn Thu*c, cho rằng người dùng TikTok có thể uống paracetamol nếu muốn giảm đau nhức cánh tay sau tiêm. Giáo sư Azeem Majeed, người đứng đầu Khoa Chăm sóc ban đầu và Sức khỏe cộng đồng tại Cao đẳng Hoàng gia London, nhận định "đây có thể là trào lưu tích cực".

"Nếu nó nâng cao nhận thức về vaccine, biến tiêm chủng thành một việc vui vẻ, năng động thì khá hay đấy", ông nói.

Thục Linh (Theo Guardian)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/dieu-nhay-vung-tay-co-giup-giam-dau-sau-tiem-vaccine-4299127.html)

Tin cùng nội dung

  • Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế thông báo cho các cơ sở khám chữa bệnh,
  • Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) và Ủy ban Thuốc sử dụng trên người (CHMP) thuộc EMA đã có thông tin đánh giá lợi ích...
  • Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Thuốc được dùng để phòng và điều trị bệnh, nhưng Thuốc cũng là tác nhân gây dị ứng (dị ứng nguyên) và được gọi là dị ứng Thuốc.
  • Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng Thuốc hạ huyết áp coversyl. Uống Thuốc được hai tuần thì tôi bị ho liên tục và dai dẳng.
  • Aspirin (acid acetylsalicylic) là một trong những Thuốc có trong Danh mục Thuốc thiết yếu và Danh mục Thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta.
  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY