Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Điều trị đái tháo đường bằng insulin cần lưu ý những gì?

Việc tiêm Thu*c nên làm trước khi ăn 30 phút hoặc trước khi đi ngủ.

Bệnh nhân điều trị đái tháo đường (ĐTĐ) cần phải tiêm insulin để thay thế hoặc bổ sung thêm lượng insulin cho cơ thể. Khi tiêm insulin có cần chú ý đặc biệt gì không? Nếu Thu*c gây tác dụng phụ, xử lý thế nào?

Insulin là gì?

Insulin là một chất có ảnh hưởng lớn trong việc điều trị bệnh ĐTĐ. Đây là chất do tuyến tụy tiết ra giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở mức an toàn cho cơ thể. Muốn có năng lượng để hoạt động, cơ thể cần có glucose. Khi glucose đi vào cơ thể sẽ tiết ra chất insulin thực hiện quá trình chuyển hóa năng lượng.  Bệnh ĐTĐ có hai dạng: ĐTĐ type 1 (cơ thể tiết ít hay không đủ insulin), ĐTĐ type 2 (cơ thể không sử dụng được insulin, do tuyến tụy bị phá hủy). ĐTĐ là bệnh xảy ra không liên quan đến việc ăn quá nhiều đường. Nhờ có insulin mà đường huyết chúng ta không tăng quá mức.

Bệnh nhân điều trị ĐTĐ cần phải chích insulin để thay thế hoặc bổ sung thêm lượng insulin cho cơ thể. Lượng insulin thêm vào sẽ giúp ổn định đường huyết tốt hơn. Hiện nay, bệnh nhân ĐTĐ có thể không còn lo ngại về căn bệnh của mình nữa vì có nhiều cách thêm insulin hỗ trợ. Tuy nhiên không uống insulin được, vì khi đưa vào cơ thể bằng cách đó men tiêu hóa sẽ phá hủy insulin và mất tác dụng.

Insulin đưa vào cơ thể dạng tiêm (chích) là tốt nhất nhưng bệnh nhân thường có tâm lý sợ đau, sợ lên ký, sợ bị hạ đường huyết... dù hiện nay đã có nhiều loại kim tiêm không gây đau. Bác sĩ sẽ điều trị bắt đầu từ liều thấp, cho theo dõi đường huyết an toàn. Bên cạnh kết hợp với ăn kiêng và tập thể dục sẽ giúp hạn chế tăng cân.  Bệnh nhân ĐTĐ type 1, type 2 có stress, nhiễm trùng, chấn thương, mổ xẻ hoặc đã dùng Thu*c liều tối đa kết hợp chế độ ăn và vận động hợp lý nhưng đường huyết vẫn không kiểm soát tốt mới buộc phải dùng insulin dạng tiêm.  Tuy nhiên, khi đưa vào cơ thể, bệnh nhân phải nắm các kĩ thuật để hạn chế tình trạng Thu*c không vào được bên trong cơ thể. Dụng cụ tiêm insulin vào cơ thể đa dạng: ống tiêm U40, U100, bút tiêm, bơm tiêm là những dụng cụ sử dụng phổ biến hiện nay.

Một số lưu ý khi tiêm insulin

Ngoài việc sử dụng các loại máy được định sẵn liều lượng, thời gian tiêm Thu*c vào cơ thể, bệnh nhân có thể tự mình tiêm Thu*c qua sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Trước khi tiêm, bệnh nhân nên dùng tay xoa cho lọ Thu*c ấm lên. Bên trong lọ Thu*c sẽ có một viên bi nhỏ, có nhiệm vụ đảo đều Thu*c khi bệnh nhân làm động tác xoa lọ Thu*c. Rút một lượng không khí vừa với lượng Thu*c cần đưa vào cơ thể, sau đó kéo ống tiêm ra cho đến khi ta thu được một lượng Thu*c vừa với khoảng khí lúc đầu. Làm như vậy bệnh nhân sẽ xác định chính xác lượng Thu*c cần đưa vào cơ thể.  Sau khi có một lượng Thu*c vừa đủ, bệnh nhân làm động tác chích Thu*c. Hướng của kim tiêm là hướng vuông góc 90 độ, không đâm xéo. Hiện nay các loại kim đã được thiết kế nhỏ, mỏng, khi tiêm vào theo đúng hướng, Thu*c mới có thể vào được trong máu. Loại kim này không gây đau khi tiếp xúc với da.  Bệnh nhân chỉ có thể tiêm ở các vị trí: mặt sau hai bên cánh tay, trước bụng, vùng đệm mông và vệ đùi. Đây là những nơi Thu*c đi vào máu nhanh nhất, lượng Thu*c hấp thụ cao. Việc tiêm insulin sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn: dị ứng, tăng cân, hạ đường huyết. Tình trạng hạ đường huyết thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ có thể do tiêm insulin không đúng phương pháp. Khi có các dấu hiệu đói, vã mồ hôi, run tay, choáng váng, bệnh nhân nên nghĩ ngay đến việc hạ đường huyết. Dùng một ly sữa, bánh kẹo ngọt, một ly nước đường… tình trạng trên sẽ qua đi nhanh chóng. 
Bệnh nhân ĐTĐ nên học cách tự chăm sóc bản thân. Việc tiêm Thu*c cần đảm bảo vệ sinh tối đa vùng tiêm Thu*c và dụng cụ tiêm.  Tiêm Thu*c trước khi ăn 30 phút hoặc trước khi đi ngủ. Sau khi dùng, lọ insulin phải được bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.  Nên trang bị máy thử đường huyết đối với bệnh nhân tiêm insulin, mục đích ngừa hạ đường huyết đột ngột, do đường huyết cao có thể hạ được, đường huyết thấp dẫn đến hôn mê sẽ trở tay không kịp.

Theo BS. Trần Quốc Minh - Sức khỏe và Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/dieu-tri-dai-thao-duong-bang-insulin-can-luu-y-nhung-gi-n10578.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY