Tiêu hóa hôm nay

Điều trị táo bón ở trẻ

Táo bón là bệnh thường gặp ở trẻ em do hệ tiêu hóa của bé còn non nớt. Biểu hiện của trẻ bị táo bón là đau quặn bụng, khó đi, đi đại tiện không đều, phân rắn thành cục.
Táo bón làm cho trẻ cảm thấy khó chịu, quấy khóc, mệt mỏi. Dấu hiệu khi trẻ bị táo bón

Táo bón rất dễ phát hiện ra nếu như người mẹ biết cách quan tâm, theo dõi tới việc đi đại tiện của trẻ. Trẻ có thể bị táo bón là khi trẻ đại tiện dưới 2 lần đại tiện/ngày đối với trẻ sơ sinh, dưới 3 lần đại tiện/tuần (trên 2 ngày/lần) với trẻ đang bú mẹ, dưới 2 lần đại tiện/tuần (trên 3 ngày/lần) với trẻ lớn.

Trong trường hợp thấy trẻ đi ngoài phân rắn, có khi thành viên như phân dê, trẻ phải rặn thì lúc đó bạn nên nghĩ ngay đến việc trẻ đã bị táo bón. Táo bón nếu không được điều trị sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như trẻ biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng, chướng bụng, đầy hơi, ăn khó tiêu, nôn trớ. Những chất độc trong phân cần được thải ra ngoài hàng ngày bị tích lại trong ruột có thể bị hấp thu trở lại trong máu gây hại cho sức khoẻ của trẻ.

Trẻ có thể bị táo bón trong vài ngày hoặc vài tuần và thường được gọi là táo bón cấp tính nhưng trẻ cũng có thể bị táo bón kéo dài, lâu hơn đến vài tháng.

Nguyên nhân táo bón ở trẻ

Nguyên nhân của việc táo bón này rất nhiều. Tuy nhiên, những nguyên nhân có thể hay mắc phải như: Trẻ nhỏ thường xuyên ăn sữa ngoài. Thông thường ở trẻ nhỏ đang bú mẹ thì ít khi táo bón, nhưng vì lý do nào đó như mẹ mất sữa, mẹ đi làm, trẻ phải ăn sữa ngoài thì thường gây táo bón hơn.


Trong đường tiêu hóa (ruột già) của bé có một hệ vi sinh vật có ích giúp tiêu hóa một số thành phần khó tiêu có trong sữa mẹ như: chất đường, chất đạm và chất béo. Kết quả là phân của bé là nhẹ nhàng hơn, do vậy thải ra ngoài dễ dàng hơn. Thứ nữa trẻ táo bón phần nhiều là do ít ăn rau và hoa quả nên không có chất xơ để tiêu hóa thức ăn. Có thể do cha mẹ chế biến không hợp khẩu vị của trẻ khiến ngày nay rất nhiều trẻ chán ăn rau.


Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ cần chọn những loại rau nhiều chất xơ mà lại có nhiều giá trị dinh dưỡng như súp lơ, cà rốt, bí đỏ, khoai lang… Khi chế biến nên nấu vừa phải không quá mềm, cũng không quá cứng, và có thể cắt thành các hình khiến trẻ thích thú sẽ ăn ngon hơn. Mặt khác, nước lọc là yếu tố cần thiết của cơ thể. Khi trẻ uống không đủ lượng nước sẽ có nguy cơ táo bón. Vì vậy, nếu trẻ đang bú mẹ cần được bú nhiều, trẻ ăn dặm đổ lên thì cần bổ sung các loại nước.

Bổ sung men vi sinh phòng ngừa táo bón ở trẻ

Men vi sinh còn gọi là probiotic, là những vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Trong đường ruột của chúng ta bình thường khỏe mạnh có chứa những loại vi khuẩn thường trú ở đây và tạo hệ sinh thái cân bằng, tham gia vào giai đoạn cuối của quá trình tiêu hóa thức ăn và bảo vệ đường ruột. Các vi khuẩn này lên men thức ăn, sản xuất acid lactic, acid hóa đường ruột và ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn có hại, hạn chế nhiễm trùng tiêu hóa, khắc phục tình trạng loạn khuẩn ruột, giúp cho hệ miễn dịch tại đường ruột tăng cường hoạt động. Nhờ đó, hệ tiêu hoá khoẻ mạnh để thực hiện tốt chức năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Giúp phòng tránh rối loạn tiêu hoá từ nhẹ đến nặng như táo bón, kích thích ruột, trào ngược, ợ hơi, khó tiêu cho đến các bệnh viêm loét dạ dày, tiêu chảy....Việc bổ sung các men vi sinh, nhằm nâng cao sức khoẻ là cần thiết.

Mangyte.vn
Theo PV - Gia đình Xã hội


Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dieu-tri-tao-bon-o-tre-1766.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Táo bón là bệnh rất thường gặp vào mùa đông do thời tiết khô. Những người dễ mắc bệnh nhất là người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Những năm gần đây, tình trạng táo bón trong giới thanh niên, đặc biệt là các chị em nơi công sở đang ngày càng tăng mạnh. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực công việc lớn, tâm lý căng thẳng quá mức, cộng thêm ít vận động, ngồi lâu trong văn phòng…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY