Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận chưa chạy thận

Nên chọn chất bột ít đạm như gạo xay trắng, bột sắn dây, khoai lang, khoai sọ… Hạn chế thực phẩm có nhiều phốt pho, tôm khô, lòng đỏ trứng, nấm đông cô, đậu nành, hạt sen khô, thịt bò.
Việt Nam hiện có 5 triệu người suy thận mãn, chiếm 6,73% dân số. Hàng năm có khoảng 8.000 người suy thận mới.

BS.CKII Dương Thị Kim Loan, BV Thống Nhất (TPHCM) cho biết, suy thận mãn là tình trạng suy giảm chức năng thận mãn tính không hồi phục theo thời gian nhiều tháng, nhiều năm do tổn thương không hồi phục về số lượng và chức năng của các đơn vị thận. Suy thận mãn tương ứng với bệnh thận mãn giai đoạn 3-5. Tiểu đạm (Albumin) càng nhiều, tốc độ suy thận càng nhanh.

Bệnh thận mãn là do sự bất thường về cấu trúc hay chức năng thận kéo dài trên 3 tháng gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chiếm khoảng 10-13% dân số.

Những bệnh lý có thể dẫn đến bệnh:

- Bệnh cầu thận (đái tháo đường, bệnh tự miễn...)

- Bệnh ống thận mô kẽ (Thu*c độc thận, sỏi niệu, u tiền liệt tuyến, nhiễm trùng tiểu…)

- Bệnh mạch máu thận (tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, hẹp động mạch thận, bệnh vi mạch thận…)

- Bệnh thận bẩm sinh (thận đa nang)

Theo BS Loan, một số yếu tố nguy cơ khác của bệnh thận mãn là tuổi cao, giới nam, chủng tộc da đen, di truyền, cân nặng lúc sanh thấp (dưới 2,5 kg), tăng mỡ máu, hút Thu*c lá.

Bác sĩ Loan nhấn mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp bảo tồn chức năng thận, kéo dài thời gian vào chạy thận đồng thời giúp hạn chế biến chứng của bệnh thận mãn hay đợt cấp suy thận mãn và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, làm chậm diễn tiến đến suy thận mãn giai đoạn cuối.

Dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận mãn chưa chạy thận

Lợi ích của chế độ dinh dưỡng hợp lý

- Phòng ngừa và điều trị suy dinh dưỡng.

- Điều chỉnh rối loạn chuyển hóa.

- Làm chậm tiến triển của bệnh thận mãn.

- Cải thiện chất lượng cuộc sống.

Suy dinh dưỡng ở bệnh nhân suy thận mãn

Tỷ lệ suy dinh dưỡng khá cao, chiếm 40% (10-70%). Đặc điểm suy dinh dưỡng do giảm protein tạng, bệnh nhân suy thận mãn béo phì vẫn có thể bị suy dinh dưỡng do giảm khối cơ xương.

Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở bệnh nhân bệnh thận mãn

- Ăn vào không đủ: chán ăn, nôn ói, kiêng khem, hạn chế quá nhiều protein…

- Do rối loạn chuyển hóa, toan chuyển hóa, nhiễm độc urê, hội chứng viêm, rối loạn hormon như tăng cortisol, giảm hoạt tính insulin, tăng PTH, giảm erythropoietin, bệnh đường tiêu hóa.

Nhu cầu dinh dưỡng bệnh nhân suy thận chưa chạy thận

- Năng lượng: 35 - 45kcal/kg/ngày.

- Chất đạm: 0,8g/kg cân nặng lý ‎tưởng. Nhu cầu chất đạm trong khẩu phần tùy thuộc vào độ nặng của bệnh.

Lợi ích của việc giảm đạm trong khẩu phần: làm giảm ứ đọng các sản phẩm thải trong cơ thể, hạn chế biến chứng tăng urê máu, làm giảm triệu chứng của suy thận mãn (nôn ói, mệt mỏi, chán ăn, ngứa da…), chậm tiến triển đến suy thận mãn giai đoạn cuối.

Nếu khẩu phần ăn quá thấp chất đạm hay không đủ chất đạm có giá trị sinh học cao, có thể xem xét bổ sung Keto/Aminoacid theo chỉ định của bác sĩ.

- Chất béo dưới 30% tổng năng lượng khẩu phần

- Chất bột đường (carbohydrate) khoảng 55-60 % tổng năng lượng khẩu phần. Nên dùng đường phức, giàu xơ, thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp nếu bệnh nhân có kèm bệnh đái tháo đường.

- Canxi: 900-1200mg/ngày.

- Phốt pho: 300 - 600mg/ngày.

- Natri: 1000 - 2000mg/ngày (tương đương 2,5-5g muối ăn NaCl/ngày) tùy theo mức độ phù và tăng huyết áp.

- Kali: 2000-3000 mg/ngày, hạn chế dưới 1000mg khi có tăng kali máu, phù và tiểu ít.

- Sắt: cần bổ sung khi chế độ ăn giảm đạm nhiều hay bệnh nhân ăn chay.

- Bổ sung vitamin tan trong nước như vitamin nhóm B (B1, B2 ) đặc biệt vitamin C. Không khuyên bổ sung vitamin tan trong chất béo (A, D, E, K), trừ khi bệnh nhân có biểu hiện của cường phó giáp hay loạn dưỡng xương, nên bổ sung Vitamin D3.

Những thực phẩm nên chọn

- Chất bột đường: chất bột ít đạm như gạo xay trắng, miến, bột sắn dây, khoai lang, khoai sọ, bún, hủ tíu, phở…

bệnh nhân suy thận mãn kèm bệnh đái tháo đường, chọn thực phẩm có chỉ số đường thấp, trung bình như khoai sọ, bún, bánh canh, bánh cuốn, khoai lang…

- Chất đạm: nên ăn đa dạng chú ý đạm giá trị sinh học cao (thịt, cá, sữa, trứng). Nếu bệnh nhân kèm rối loạn mỡ máu nên ăn trứng 3 quả/tuần, cách ngày, thịt bò 1-2 lần/tuần, cá biển (cá hồi, trích, cá nục…) 2 lần/tuần. Số lượng đạm tùy theo mức độ, giai đoạn suy thận. Nên chọn các loại sữa giảm đạm.

- Chất béo: chọn dầu thực vật (dầu mè, nành, oliu…), mỡ cá.

- Giai đoạn bệnh thận mãn nhẹ (độ lọc cầu thận GFR ≥ 60 ) có thể ăn đa dạng rau, trái cây có màu xanh, màu đỏ, màu vàng, tím… Bệnh nhân có kèm theo bệnh đái tháo đường nên chọn trái cây có chỉ số đường huyết thấp, trung bình như táo tây, cam, quýt, bưởi… với số lượng tùy mức kali máu.

- Gia vị nên chọn thực phẩm ít muối, nên đọc nhãn thực phẩm trước khi mua.

Thực phẩm cần hạn chế

Hạn chế thực phẩm nhiều kali (đối với bệnh nhân suy thận giai đoạn nặng có giảm lượng nước tiểu hay tăng kali/máu) như nho khô, chuối khô, thanh long, trái bơ… Rau lá xanh đậm (rau ngót, rau đay, dền, rau muống…), nấm mèo, các loại đậu.

Bệnh nhân có bệnh đái tháo đường cần hạn chế thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như bánh mì trắng, khoai tây, gạo đỏ huyết rồng, bánh bột ngô nướng, miến, bánh kẹo ngọt…

Hạn chế chất béo có hại, thực phẩm nhiều cholesterol, chất béo bão hòa như lòng đỏ trứng, bơ, phômai, mỡ, gan, tim, dầu dừa…

Hạn chế thực phẩm có nhiều phốt pho, tôm khô, lá lốt, lòng đỏ trứng, nấm đông cô, đậu nành, hạt sen khô, thịt bò…

Hạn chế thực phẩm có nhiều muối natri như mắm, cá khô, tôm khô, hột vịt muối, bánh mì, mì ăn liền, khoai tây chiên…

Không nên uống quá nhiều nước, vì điều này sẽ làm cho cơ thể phù nhiều hơn, huyết áp khó kiểm soát đồng thời nếu ở bệnh thận mãn giai đoạn đầu bệnh nhân sẽ tiểu nhiều hơn đặc biệt là tiểu đêm gây khó ngủ.

Mangyte.vn
Theo Lê Phương - VnExpress
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dinh-duong-cho-benh-nhan-suy-than-chua-chay-than-1968.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY