Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Dinh dưỡng cho trẻ trong mùa dịch, 3 sai lầm của phụ huynh

(MangYTe) - Tình hình dịch Covid-19 phức tạp, trẻ nghỉ hè nhưng lại phải ở nhà, nên nhiều phụ huynh tập trung bồi bổ sức khỏe cho con và nhầm tưởng rằng, trẻ ăn nhiều sẽ khỏe, đề kháng tốt để chống lại dịch bệnh. Tuy nhiên, chế độ ăn quá đà, mất cân đối khiến trẻ thừa cân, thiếu chất, ngược lại đe doạ đến sức khoẻ của trẻ nhiều hơn.

Gs.ts lê danh tuyên - viện trưởng viện dinh dưỡng chỉ ra 3 điều phụ huynh cần tránh ngộ nhận về dinh dưỡng, vận động cho trẻ, nhất là trong bối cảnh hiện nay để tránh thừa cân - béo phì.

cho trẻ ăn nhiều thức ăn nhanh khiến trẻ dễ thừa cân, béo phì

lầm tưởng 1: ăn nhiều thịt, trứng, sữa là bổ và khoẻthịt, trứng, sữa cung cấp chất đạm cần thiết cho trẻ. tuy nhiên, tiêu thụ quá mức các loại thực phẩm này không mang lại sức khoẻ. đa phần các bậc phụ huynh không ước lượng được phần ăn như thế nào cho con là đủ, thường cho con ăn nhiều thịt. điều này không chỉ gây thừa cân - béo phì mà còn gây rối loạn chuyển hoá, đặc biệt là rối loạn chuyển hoá lipit máu. những rối loạn sớm như vậy sẽ tăng nguy cơ bệnh tim mạch, cao huyết áp, gan nhiễm mỡ ở tuổi trưởng thành.chế độ dinh dưỡng thiếu đa dạng, như ít rau xanh, trái cây, ít chất xơ, vitamin và khoáng chất nhưng nhiều thịt, chất béo, chất đạm, tinh bột… cùng sự thúc ép trẻ ăn nhiều hơn so với mong muốn và nhu cầu thực sẽ gây ra dư thừa năng lượng. cộng với việc thiếu vận động trong thời gian dài, năng lượng không được tiêu hao sẽ tích tụ thành mỡ, khiến trẻ tăng cân, béo phì.gs. ts. lê danh tuyên cũng nhấn mạnh: “bữa ăn cho trẻ cần đảm bảo đầy đủ vi chất, chất khoáng để đảm bảo sự phát triển toàn diện, đồng thời, cần cân đối mức năng lượng tiêu hao để tránh thừa cân - béo phì ". theo khuyến nghị của viện dinh dưỡng quốc gia, trẻ thừa cân - béo phì nên:- ăn ít béo: thịt nạc (bỏ da), luộc hấp nướng thay cho chiên quay xào, thay sữa béo bằng sữa ít béo (chỉ áp dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên) hoặc các sữa ít năng lượng, hạn chế đồ lòng, phủ tạng, nước cốt dừa.- ăn ít bột đường: giảm bớt số lượng tinh bột trong ngày hay thay cơm gạo, cơm nếp bằng bún, bánh phở, hủ tiếu…, hạn chế đồ ngọt.- ăn nhiều thức ăn giàu chất xơ như rau xanh, trái cây ít ngọt- ăn nhiều về sáng, giảm về chiều và hạn chế ăn tốilầm tưởng 2: ở nhà nên có thể ăn bất kì lúc nào, miễn con... không đóigiãn cách xã hội đôi khi khiến phụ huynh và trẻ bị rối loạn về giờ giấc sinh hoạt. bố mẹ nuông chiều con ngủ nướng rồi bỏ bữa sáng, hay ăn giữa bữa, các bữa ăn không điều độ, đúng giờ, ăn bất kì lúc nào khi đói, nhất là ăn bữa khuya… sẽ tăng nguy cơ thừa cân - béo phì ở trẻ.mặt khác, phụ huynh thấy con tăng cân quá mức lại cắt giảm bữa ăn đột ngột, hay bắt con nhịn ăn, bỏ bữa cũng tác động xấu đến thể trạng của trẻ. do cơ thể trẻ đang tăng trưởng và phát triển nên trong điều trị thừa cân - béo phì ở trẻ em không đặt ra vấn đề giảm cân, mà mục tiêu chính là làm giảm tốc độ tăng cân hay tránh tăng cân thêm ở trẻ và vẫn đảm bảo tăng chiều cao theo tuổi. cần phối hợp song song việc điều chỉnh chế độ ăn thích hợp theo tuổi với tăng cường hoạt động thể lực.phụ huynh cần lưu ý không bao giờ bắt trẻ nhịn ăn hay bỏ bữa và vẫn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, chất đạm theo tuổi cho trẻ. đồng thời, cho trẻ ăn đủ bữa, ngày 3 bữa chính và 1-2 bữa phụ, tuyệt đối không được cho trẻ thừa cân - béo phì nhịn đói, nếu trẻ đã ăn đủ bữa mà còn đói thì hãy cho bé ăn thêm các loại thức ăn ít năng lượng như củ sắn, trái cây ít ngọt. không cho trẻ ăn sau 20 giờ.lầm tưởng 3: cho chon ngủ, nghỉ thoải máirối loạn nhịp độ sinh hoạt có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ, đặc biệt gây nguy cơ thừa cân - béo phì và kém phát triển về chiều cao. phụ huynh cần tập thói quen cho trẻ ngủ sớm trước 21 giờ, ngủ đủ giấc. số giờ ngủ trung bình mỗi ngày tùy từng lứa tuổi: đối với trẻ sơ sinh, dưới 1 tuổi và từ 1-2 tuổi tương ứng là 14-17 giờ; 12-15 giờ và 11-14 giờ. trẻ từ 3-5 tuổi là 10-13 giờ.chuyên gia y tế khuyến nghị: “cha mẹ cần quan tâm, tạo mọi điều kiện để giúp trẻ năng động và tích cực hoạt động thể lực. tận dụng mọi cơ hội để giúp trẻ tăng cường hoạt động thể lực như đi bộ đến trường, leo cầu thang và chơi với em nhỏ…”tập cho trẻ hoạt động thể lực hằng ngày 30-60 phút. cha mẹ nên tập cùng với trẻ để theo dõi và khuyến khích trẻ hoạt động. hạn chế thời gian ngồi xem tivi, video và trò chơi điện tử dưới 2 giờ/ngày. cần cho trẻ được vui đùa và chạy nhảy vào những thời gian rảnh rỗi. đặc biệt, trong thời gian giãn cách xã hội, không có cơ hội vận động ngoài trời, phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ làm các công việc nhà: dọn dẹp nhà cửa, góc đồ chơi của trẻ và gấp quần áo.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/dinh-duong-cho-tre-trong-mua-dich-3-sai-lam-cua-phu-huynh-427122.html)

Chủ đề liên quan:

dinh dưỡng mùa dịch

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY