Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Dinh dưỡng của người mẹ ảnh hưởng đến em bé như thế nào?

Những gì mẹ ăn khi mang thai có thể ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của trẻ.
Phụ nữ mang thai thường xuyên đối diện với những thông tin khác nhau về cái gì là tốt, cái gì là không tốt cho mẹ và cho em bé - đôi khi những thông tin đó làm cho bà mẹ tương lai vô cùng bối rối.

Hiểu về chế độ ăn uống, thực phẩm gì nên và không nên ăn khi mang thai, đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nghiên cứu cho thấy việc tăng cân quá mức khi mang thai và tiểu đường thai kỳ có thể gây tác động tiêu cực đối với em bé.

Chế độ ăn glycemic thấp

Những bà mẹ tương lai nên lựa chọn chế độ ăn với những thực phẩm có chỉ số glycemic (GI - chỉ số đường huyết) thấp - giúp duy trì đường huyết ở mức ổn định.

Khoa học đã chứng minh chế độ ăn uống với thực phẩm có GI thấp sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ làm tăng độ nhạy cảm insulin và tiểu đường thai kỳ. Nó còn giúp hạn chế tăng cân khi mang thai và giảm tỉ lệ mất xương, làm hạ thấp khả năng di truyền những đặc điểm này sang em bé.

PGS.TS. Ricardo Rueda, chuyên gia nghiên cứu tại Abbott, cho biết: “Dù bạn đang mang thai hay dự định mang thai trong tương lai gần, không bao giờ là quá muộn để thay đổi thói quen ăn uống. Hãy cố gắng sử dụng những thực phẩm không làm tăng mức đường huyết quá nhiều và những thực phẩm có chất bột đường giải phóng chậm. Làm như vậy sẽ giúp giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ, và giảm nguy cơ con bạn bị béo phì sau này”.

Tin tốt là việc thêm những thực phẩm có GI thấp vào thực đơn hàng ngày lại khá đơn giản. Nếu bạn đang mang thai, hãy sử dụng những thực phẩm trong danh sách dưới đây. Cố gắng chọn cho mình một chế độ ăn uống đa dạng và giàu dinh dưỡng, bao gồm trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, sữa không hoặc ít béo, các loại đậu và các loại thịt nạc.

Lựa chọn nhóm thực phẩm lành mạnh:

Ngũ cốc: Lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt, như gạo lứt, bột yến mạch và bánh mỳ ngũ cốc nguyên hạt. Các loại ngũ cốc nguyên hạt cung cấp các dưỡng chất quan trọng, bao gồm chất xơ, giúp hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa, và magie, có tác động vô cùng quan trọng lên các cơ quan, sức khỏe xương và răng.

Trái cây: Cố gắng ăn trái cây nhiều hơn là chỉ sử dụng nước ép, vì nước ép có lượng đường dư thừa. Bổ sung thêm nhiều quả mọng, trái cây họ cam quýt, dưa hấu, táo, lê, xoài và chuối. Trái cây cung cấp chất xơ, vitamin C, giúp bảo vệ tế bào và thúc đẩy phát triển não bộ, và axit folic, giúp ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh.

Các loại rau củ: cà rốt, rau bina, các loại rau xanh nấu chín, ớt chuông cũng như bí, khoai lang và bí ngô đều là những thực phẩm tuyệt vời. Chúng cung cấp axit folic, sắt, giúp người mẹ tăng cung cấp máu và vận chuyển oxi đến em bé, vitamin C và vitamin A, giúp tăng cường sức khỏe thị giác, chức năng miễn dịch và sự phát triển của thai nhi.

Protein: Thịt nạc và cá là nguồn protein rất phổ biến. Ngoài ra, chúng còn cung cấp sắt, axit béo omega-3, giúp phát triển não bộ của thai nhi và các vitamin nhóm B thiết yếu, góp phần làm cho làn da khỏe mạnh, phát triển hệ thần kinh và các tế bào máu. Một loạt các lựa chọn thực phẩm chay cũng là nguồn protein dồi dào, bao gồm các loại đậu và các loại hạt.

Các loại dầu và chất béo: dầu và chất béo cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng, giúp hình thành các cơ quan của thai nhi. Hãy cố gắng tiêu thụ các loại dầu và chất béo có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu và dầu dừa.

Các sản phẩm từ sữa: Các sản phẩm từ sữa bổ sung vitamin A và D, hỗ trợ quá trình phát triển xương và răng cũng như làn da khỏe mạnh và thị lực tốt cho em bé. Những lựa chọn tốt bao gồm sữa chua không béo hoặc ít béo, sữa gầy hay sữa có hàm lượng chất béo 1 phần trăm và phô mai ít béo.

Sữa bầu bổ sung các vitamin và khoáng chất, bao gồm đạm, DHA, axit folic, sắt và prebiotic là nguồn dưỡng chất hữu ích cho sự phát triển toàn diện của thai nhi và sức khỏe của mẹ, cũng như tránh thừa cân. Nó cũng giúp tăng lượng sữa và đảm bảo vi chất dinh dưỡng trong sữa mẹ.

Danh sách trên có vẻ dài, tuy nhiên, bạn chỉ cần đơn giản kết hợp vài thứ với nhau đã có thể tạo ra khác biệt rất lớn trong cách mà em bé phát triển và lớn lên. Chú ý đến dinh dưỡng trong khi mang thai sẽ giúp cho cả mẹ và em bé khỏe mạnh và phát triển tốt.

dinh dưỡng đúng chính là nền tảng cho sức khỏe tốt, là điều kiện tiên quyết để mọi người ở mọi độ tuổi có thể có cuộc sống trọn vẹn nhất. Chuyên mục “dinh dưỡng cho cuộc sống trọn vẹn” do Báo Sức khỏe & Đời sống kết hợp với Abbott Việt Nam – công ty chăm sóc sức khỏe toàn cầu thực hiện sẽ giới thiệu những kết quả nghiên cứu khoa học mới nhất về dinh dưỡng, những kiến thức hữu ích về thực hành dinh dưỡng trong cuộc sống và điều trị bệnh, bao gồm các chủ đề dinh dưỡng cho phụ nữ; bà mẹ và trẻ em; dinh dưỡng cho người lớn tuổi và người bệnh; dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe.TRƯỜNG GIANG

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/dinh-duong-cua-nguoi-me-anh-huong-den-em-be-nhu-the-nao-n124797.html)

Tin cùng nội dung

  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY