Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Dinh dưỡng đúng cho vết thương ở người bệnh tiểu đường

Ngoài việc dùng Thu*c, điều trị dinh dưỡng cũng hỗ trợ tích cực cho quá trình lành vết thương cho người bệnh tiểu đường.
Diễn tiến lành vết thương ở người bình thường trung bình kéo dài khoảng 2 tuần (tùy theo kích thước, vị trí, độ nông sâu của vết thương), với quy trình ba pha chồng lấp nối tiếp nhau là viêm, tăng sinh và tái cấu trúc.  Ở bệnh nhân đái tháo đường, các vết thương cũng phải trải qua những quy trình tương tự nhưng thường chậm hơn. Nhiều vết thương không lành mà còn diễn tiến xấu hơn đến mức buộc phải đoạn chi để tránh tình trạng nhiễm trùng có thể gây Tu vong cho người bệnh.

Trên thế giới, cứ mỗi 30 phút, một chi của người đái tháo đường bị đoạn. Hơn 50% trường hợp có thể phòng tránh được nếu điều trị kịp thời. Đoạn chi làm giảm chất lượng sống, tàn phế… Khoảng một phần ba người đái tháo đường đoạn chi sống trên 5 năm, tỷ lệ này tương đương với tỷ lệ sống còn của nhiều loại ung thư.

Bên cạnh đó, bệnh nhân đái tháo đường thường có biến chứng thần kinh ngoại biên làm giảm khả năng cảm nhận đau khi bị chấn thương, đạp vật nhọn… Điều này khiến bệnh nhân thường nhập viện muộn, các vết thương đã lan rộng, nhiễm trùng nặng.  Bệnh nhân đái tháo đường còn khó lành vết thương do đường huyết tăng cao. Ngoài ra, người lớn tuổi mắc bệnh sẽ giảm sức đề kháng, có thêm các bệnh về mạch máu (động mạch, tĩnh mạch), gây giảm cung cấp máu, không đưa được Thu*c và các chất dinh dưỡng đến vết thương. Dinh dưỡng đúng giúp bệnh nhân đái tháo đường tránh các biến chứng nặng nề từ các vết thương Để điều trị tốt, thúc đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, ngoài việc ổn định đường huyết, kháng sinh chống nhiễm trùng, người bệnh cần phải được bổ sung các dinh dưỡng cần thiết như chất đạm, vitamin C, kẽm, các acid amin thiết yếu cho quá trình lên mô hạt và mô liên kết như Glutamine, Arginine, HMB.  Trong đó, ­HMB (ß- Hydroxy- ß- Methylbutyrat), một chất chuyển hóa từ leucine giúp tăng cường tổng hợp protein, có vai trò xây dựng khối nạc cơ thể, giảm phân hủy mô (quá trình dị hóa), hỗ trợ khả năng lành vết thương.  Các acid amin như arginine, glutamine giúp tăng tổng hợp protein, (đặc biệt là collagen- loại protein đóng vai trò là thành phần chính của mô hạt), tăng sinh và bảo vệ tế bào, điều hòa đáp ứng viêm và miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, Arginine đồng thời là tiền chất chuyển hóa duy nhất của nitric oxide (NO), một phân tử có khả năng diệt khuẩn và làm giãn mạch, giúp gia tăng lưu lượng máu đến vết thương (bệnh lý mạch máu ở người bệnh đái tháo đường thường gây tình trạng thiếu máu nuôi tới mô) từ đó tăng cường khả năng làm lành vết thương.  Các dưỡng chất này hiện được xem là các dưỡng chất dược (pharmaconutrient) vì các tác động mang tính Thu*c kể trên. Trên thị trường có các chế phẩm đặc hiệu, phối hợp cân đối các dưỡng chất cần thiết trên để xử trí các vết thương chậm lành, giúp bệnh nhân nhanh hồi phục hơn.

Theo BS-CK2 Trần Thị Bích Thủy - VnExpress

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/dinh-duong-dung-cho-vet-thuong-o-nguoi-benh-tieu-duong-n15301.html)

Tin cùng nội dung

  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Virus papilloma ở người (HPV) là một loại virus có thể lây truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc da với da.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY