Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Dinh dưỡng phòng ngừa sỏi thận

Sỏi thận là căn bệnh thuộc đường tiết niệu phổ biến thứ 3 sau các bệnh viêm nhiễm đường niệu và tuyến tiền liệt.
Đây là căn bệnh nguy hiểm mà nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do rối loạn trao đổi chất khoáng, những chất khoáng kết tủa và tích tụ lâu ngày trong cơ thể, dần dần hình thành sỏi. Những người thường xuyên làm việc tĩnh tại trong các văn phòng hay công nhân làm việc trong các nhà máy và đặc biệt những người có chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả.

Dấu hiệu của bệnh phụ thuộc vào giai đoạn hình thành sỏi. Tuy nhiên, giai đoạn sớm của quá trình hình thành sỏi thường không có triệu chứng, nên bệnh nhân không biết. Chỉ đến khi sỏi đã lớn, gây biến chứng mới được phát hiện. Thông thường, triệu chứng thường gặp của bệnh này là xuất hiện các cơn đau vùng thắt lưng, lan xuống hố chậu, bìu, kèm nôn hay trướng bụng.

Bệnh nhân có thể đau khi đi tiểu, nước tiểu đục, đi tiểu ra máu do sỏi gây tổn thương đường tiết niệu hay do nhiễm khuẩn, làm thận chảy máu. Người bệnh có thể sốt cao 38-39 độ C, hoặc ớn lạnh, thận có cảm giác bỏng rát.

Trong những năm gần đây, vấn đề dinh dưỡng không hợp lý được coi là tác nhân hàng đầu gây nên sỏi thận. Theo TS. BS. Cao Thị Hậu, nguyên Giám đốc TT dinh dưỡng, Viện dinh dưỡng Quốc gia: Thói quen ăn uống không hợp lý hay một chế độ dinh dưỡng không cân đối có mối liên quan mật thiết đến quá trình hình thành sỏi tiết niệu.

Thứ nhất là do uống ít nước, nhiều người khi thấy khát mới uống nước, chứ không biết đến vai trò quan trọng của nước với cơ thể và tác dụng của nước với việc dự phòng sỏi thận.

Thứ hai là do chế độ ăn có quá nhiều canxi, khi hàm lượng canxi vào cơ thể vượt quá ngưỡng 1000mg/ngày sẽ tạo lượng dư thừa và lượng dư thừa này sẽ tích tụ, hình thành sỏi.

Thứ ba, thói quen ăn mặn cũng là một nguy cơ, trung bình người bình thường chỉ ăn khoảng 10g muối/ngày và người tăng huyết áp, tim mạch là dưới 5g/ngày. Nhưng do thói quen ăn mặn nên họ thường ăn vượt quá lượng muối cần thiết, chẳng hạn trong bữa ăn chỉ cần ăn thêm vài quả cà muối quá mặn là có thể tạo ra lượng muối dư thừa. Tiếp theo là chế độ ăn mất cân đối giữa các nhóm thực phẩm, chẳng hạn ăn quá nhiều đạm cũng không tốt…
Dưới đây là một số thói quen dinh dưỡng có thể phòng tránh sỏi thận: Uống nhiều nước Để phòng tránh sỏi thận cần phải uống đủ nước. Nước được cung cấp đủ sẽ không chỉ làm máu lưu thông tốt hơn, hòa tan các chất mà còn làm nhiệt độ cơ thể được điều hòa tốt hơn đặc biệt trong mùa hè oi bức. Hơn thế nữa nó giúp thải trừ các chất cặn bã để ngăn ngừa bệnh tật.

Nếu tính theo hoạt động bình thường của cơ thể thì lượng nước tiểu khoảng 1.500ml/ngày, lượng nước qua đường mồ hôi và đường tiêu hóa khoảng 500-1000ml, như vậy nhu cầu về nước là từ 2.000 đến 2.500ml mỗi ngày.

Nhu cầu này tăng lên hay giảm đi tùy theo tính chất công việc và đặc biệt là theo thời tiết. Tuy nhiên dù trong hoàn cảnh nào đi nữa, hình thành cho mình một thói quen uống đủ nước là vô cùng hữu ích.

Tuy nhiên, không nên uống các loại nước uống nhiều đường, nhất là đối với người béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp. Hạn chế sử dụng nước đá vì nó có thể gây hỏng men răng. Trong một số trường hợp đặc biệt chẳng hạn như những người bị suy tim, suy thận... cần phải có ý kiến của bác sĩ điều trị khi uống nước để có một chế độ nước phù hợp.

Nên dùng nước chanh

Uống ít nhất 1 ly nước chanh mỗi ngày giúp giảm nguy cơ bị sỏi thận. Chất axit citric có trong quả chanh giúp ngăn chặn các khoáng chất và những thành tố khác của nước tiểu dính vào nhau và hình thành sỏi thận. Nước chanh được làm từ quả chanh hoặc chất cô đặc của chanh, cung cấp đầy đủ axit citric, còn các loại bột hương vị chanh có đường sẽ không đem lại lợi ích tương tự.

Giảm lượng đạm

Hạn chế lượng protein hấp thụ từ các loại thịt và nội tạng động vật, đặc biệt là gan. Nghiên cứu của Bệnh viện Mayo (Mỹ) cho thấy những người ăn nhiều thịt dễ có nguy cơ bị sỏi thận.

Trong thực đơn hàng ngày, nên bổ sung nhiều rau tươi vì chất xơ của rau sẽ giúp tiêu hoá nhanh, tránh ứ đọng trong ruột, giảm thiểu sự tái hấp thụ chất oxalat từ ruột để tạo nên sỏi niệu. Ngoài ra, chất kiềm cung cấp bởi rau tươi sẽ gia tăng sự bài tiết chất citrat chống lại sỏi thận.

Giảm hấp thu calcium và muối

Cả hai thứ này được cho là góp phần hình thành sỏi thận, thế nên giảm hấp thu chúng đồng nghĩa với việc làm cho thận của bạn bớt “nặng nề” hơn.
Mangyte.vn
Theo Phụ nữ TPHCM
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dinh-duong-phong-ngua-soi-than-2011.html)
Từ khóa: sỏi thận

Chủ đề liên quan:

dinh dưỡng sỏi thận

Tin cùng nội dung

  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Rau ngổ hay còn gọi là rau om, tên khoa học là Limmophila chinensis thuộc họ Scrophulariaceae. Rau thường mọc nhiều ở ao, rạch, mương và thường được trồng làm gia vị, nêm trong món canh chua, lẩu chua, giả cầy, phở, lươn um...
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY