Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Dinh dưỡng và chăm sóc bé khỏe mạnh trong mùa nóng

Mùa hè mới bắt đầu nhưng những đợt nắng nóng cực điểm dồn dập khiến sức khỏe trẻ em giảm sút, cơ thể dễ mệt mỏi, nhiều nguy cơ bệnh tật đang rình rập.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Thời tiết nóng nực, trẻ thường chán ăn nên sẽ không đảm bảo sức khỏe nếu không duy trì đầy đủ dinh dưỡng. Vì vậy, cần cho trẻ ăn đủ các nhóm thực phẩm cần thiết gồm tinh bột (cơm, bún, phở, mì...), chất đạm (thịt lợn, thịt bò, cá, thủy hải sản, đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành, chất béo (dầu, mỡ, bơ...), vitamin và khoáng chất (rau, trái cây...) trong các bữa ăn... Cần uống ít nhất 500ml sữa/ngày, có thể uống sữa tươi, sữa bột nguyên kem, sữa chua, sữa dinh dưỡng các loại. Ngoài ra, cần cho bé ăn bổ sung bằng những bữa ăn phụ bổ mát như: chè hạt sen, chè đậu các loại, sữa chua, bánh flan... Vì thời tiết nóng bức, cơ thể tiết mồ hôi nhiều, các bé vận động nhiều gây thất thoát nhiệt lượng, nước và chất điện giải qua mồ hôi, bài tiết, nên cần tăng cường vitamin, đặc biệt là các vitamin B1, B2, B6, C và PP cho trẻ. Các loại trái cây tươi ngon như dứa, chuối, cam, dưa hấu, dâu tây, bơ, đu đủ... là nguồn cung cấp vitamin, dưỡng chất và chất xơ cho trẻ giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống được các bệnh mùa hè.

Bổ sung nước thường xuyên cho trẻ

Bổ sung nước là điều hết sức cần thiết để phòng thiếu nước do mất qua mồ hôi, bài tiết, thiếu nước sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ, đồng thời khiến trẻ dễ mắc các bệnh phổ biến mùa hè như cảm, sốt... Trẻ nhỏ cần khoảng 1 lít nước/ngày; trẻ trên 10 tuổi, lượng nước uống bằng người lớn, khoảng 1,5- 2lít/ngày. Vì vậy, các mẹ cần đặc biệt chú ý cho trẻ uống nước thường xuyên, uống từ từ, không nên uống dồn dập và phải uống đủ lượng nước cần thiết trong ngày bằng nước đun sôi để nguội, nước uống tinh khiết. Cần cho bé uống thêm các loại nước mát và bổ dưỡng, bé sẽ bớt nổi mụn, nổi mẩn trên da, đồng thời cơ thể của bé sẽ tăng sức đề kháng với các bệnh lý dễ xảy ra vào mùa nắng nóng. Các loại đồ uống có giá trị dinh dưỡng như: sữa dinh dưỡng các loại, sữa đậu nành, sữa chua uống, sinh tố, nước ép trái cây, nước đậu xanh... đều thích hợp cho trẻ.

Duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

Chế biến thức ăn và cho trẻ ăn đúng cách

Cách chế biến thức ăn cho trẻ trong mùa hè cũng quan trọng, phải chế biến sao cho trẻ dễ ăn, dễ tiêu thích hợp với khẩu vị trong mùa hè. Các thức ăn nên luộc, hấp, nấu canh,... hơn là xào, rán, nướng vì dễ gây cảm giác ngán, khó ăn và gây khát nước cho các bé.

Trời nóng nực, trẻ dễ mệt và cảm giác không ngon miệng dẫn đến tình trạng biếng ăn, kém hấp thụ. Nguyên do  cơ thể của trẻ thiếu một số chất dinh dưỡng nhất định như: kẽm, lysine, các loại vitamin nhóm B... Vì vậy, để tăng thêm cảm giác ngon miệng cho bé và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn mẹ có thể chọn những nhóm thực phẩm có chứa những chất dinh dưỡng trên như:

Nhóm thực phẩm chứa kẽm: hải sản, thịt bò, rau lá xanh đậm, các loại hạt,..

Nhóm thực phẩm giàu vitamin nhóm B: các loại đậu, thịt gà, gạo lứt, chuối,...

Nhóm thực phẩm giàu lysine: lòng đỏ trứng, cá, thịt, sữa tươi, các loại đậu,...

Nên chia khẩu phần ăn cho trẻ thành 5-6 bữa/ngày thay vì bắt trẻ ăn quá nhiều thức ăn trong 3 bữa. Vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt nên nếu tiêu  thụ khối lượng lớn thức ăn 1 lúc sẽ quá sức đối với trẻ. Việc chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp trẻ không có cảm giác bị ép ăn uống và với lượng ăn một bữa ít đi sẽ giúp bé nhanh đói hơn và hấp thu dễ dàng hơn.

Cần chú ý gì trong ăn uống, vui chơi và nghỉ ngơi của trẻ?

Mùa hè thời tiết thuận lợi cho nhiều bệnh lây nhiễm dễ phát sinh như tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm, cúm, sởi, thủy đậu, vì vậy các mẹ cần lưu ý những điều sau:

Vệ sinh bàn tay của bé thường xuyên, vệ sinh bàn tay người lớn khi chăm sóc, khi chế biến thức ăn cho trẻ để bé không bị lây nhiễm bệnh.

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: thức ăn phải tươi ngon, ăn ngay sau khi nấu, không lưu trữ thức ăn của trẻ quá lâu ngoài môi trường thông thường (trên 2 giờ đồng hồ), bởi thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn trong môi trường nóng ẩm, dễ ôi thiu rất nguy hiểm cho sức khỏe của bé, đặc biệt là nguy cơ ngộ độc thức ăn.

Không nên cho trẻ ăn quá mặn vì sẽ gây gánh nặng lên thận; không nên chế biến thức ăn có nhiều loại gia vị cay nóng như ớt, tiêu, gừng... không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, cũng không nên cho trẻ sử dụng những thực phẩm và đồ uống có tính kích thích như trà, cà phê; không cho bé ăn nhiều kem, đá lạnh vì sẽ làm niêm mạc miệng bé bị tổn thương, dẫn đến dễ mắc những bệnh về đường hô hấp.

Chú ý khi đưa trẻ đi chơi xa, nên chuẩn bị thức ăn đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh cho trẻ, hoặc chọn lựa những địa điểm cho trẻ ăn uống hợp vệ sinh, không nên cho trẻ ăn thức ăn đường phố không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh.

Khi bé đi biển, đi bơi ở hồ, chú ý không để bé ngâm mình trong nước liên tục (nhiều giờ liền) có thể khiến các bé mắc các bệnh về đường hô hấp, đồng thời phải có người lớn quản lý khi trẻ chơi đùa dưới nước đề phòng đuối nước.

BS. Thu Nga

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/dinh-duong-va-cham-soc-be-khoe-manh-trong-mua-nong-n157966.html)

Tin cùng nội dung

  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Quan tâm chăm sóc tốt sức khỏe răng miệng trong đời sống hằng ngày có thể giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề khi bạn ngày càng lớn tuổi hơn. Chăm sóc sức khỏe răng miệng đơn giản là chải (đánh) răng, dùng chỉ nha khoa mỗi ngày và được thăm khám răng miệng định kỳ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY