Thuốc A - Z hôm nay

Hướng dẫn sử dụng thuốc và biệt dược tìm theo danh mục, dạng thuốc, cơ chế tác dụng, dược động học, chỉ định, chống chỉ định, liều lượng, tác dụng phụ

Diosmectit: Becosmec, Bosmect, Cezmeta, Diosta, Hamett, Mectathepharm, Opsmecto, Thuốc làm săn niêm mạc đường tiêu hóa

Diosmectit là silicat nhôm và magnesi tự nhiên có cấu trúc từng lớp lá mỏng xếp song song với nhau và có độ quánh dẻo cao, nên có khả năng rất lớn bao phủ niêm mạc đường tiêu hóa

Tên chung quốc tế: Diosmectite.

Loại Thuốc: Thuốc hấp phụ và làm săn niêm mạc đường tiêu hóa.

Dạng Thuốc và hàm lượng

Thuốc bột pha hỗn dịch: Gói 3 g.

Dược lý và cơ chế tác dụng

Diosmectit là silicat nhôm và magnesi tự nhiên có cấu trúc từng lớp lá mỏng xếp song song với nhau và có độ quánh dẻo cao, nên có khả năng rất lớn bao phủ niêm mạc đường tiêu hóa. Diosmectit tương tác với glycoprotein của niêm dịch bao phủ đường tiêu hóa nên làm tăng tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc đường tiêu hóa khi bị các tác nhân lạ xâm hại. Thuốc có khả năng bám dính và hấp phụ cao tạo hàng rào bảo vệ niêm mạc tiêu hóa. Thuốc có khả năng gắn vào độc tố vi khuẩn ở ruột, nhưng đồng thời cũng có khả năng gắn vào các Thuốc khác làm chậm hấp thu hoặc làm mất tác dụng, đặc biệt tetracyclin và trimethoprim (là những kháng sinh có thể được chỉ định ở trẻ em bị ỉa chảy).

Diosmectit không cản quang, không làm phân biến màu và với liều thường dùng Thuốc không làm thay đổi thời gian chuyển vận S*nh l* các chất qua ruột.

Dược động học

Diosmectit không hấp thu vào máu qua đường tiêu hóa và bị thải trừ hoàn toàn theo phân.

Chỉ định

Điều trị triệu chứng đau do viêm thực quản - dạ dày - tá tràng và đại tràng.

Ỉa chảy cấp và mạn tính sau khi đã bồi phụ đủ nước và điện giải mà còn ỉa chảy kéo dài. Diosmectit không có trong danh mục Thuốc dùng trong Chương trình quốc gia phòng và chống ỉa chảy cấp ở trẻ em.

Chống chỉ định

Mẫn cảm với diosmectit hoặc một thành phần của Thuốc.

Chống chỉ định cho bệnh nhân không dung nạp fructose.

Không dùng chữa ỉa chảy cấp mất nước và điện giải nặng cho trẻ em, khi chưa bồi phụ đủ nước và điện giải

Thận trọng

Nếu ỉa chảy mất nước cần bù nước kết hợp dùng Thuốc bằng đường uống hoặc tiêm truyền dịch tĩnh mạch, số lượng nước cần bù tùy theo tuổi, cơ địa người bệnh và mức độ bị tiêu chảy. Cần thận trọng khi dùng diosmectit để điều trị ỉa chảy nặng, vì Thuốc có thể làm thay đổi độ đặc của phân và chưa biết có ngăn được mất nước và điện giải còn tiếp tục trong ỉa chảy cấp.

Cần thận trọng khi dùng diosmectit để điều trị ỉa chảy cấp cho người bệnh có tiền sử táo bón nặng vì dễ làm táo bón nặng thêm.

Cần thông báo cho người bệnh tự bổ sung nước như nước muối, nước đường để bù lại lượng nước đã mất do ỉa chảy. Lượng nước uống trung bình 1 ngày là 2 lít ở người lớn. Duy trì dinh dưỡng trong thời gian ỉa chảy, không ăn đồ ăn sống, đồ uống lạnh có đá.

Thời kỳ mang thai

Không có ghi nhận quái thai khi dùng Thuốc ở động vật. Chỉ dùngThuốc khi thật cần thiết.

Thời kỳ cho con bú

Không có chống chỉ định với phụ nữ thời kỳ cho con bú. Chỉ dùng Thuốc khi thật cần thiết

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Các tác dụng không mong muốn phần lớn xảy ra ở đường tiêu hóa.

Thường gặp, ADR > 1/100

Táo bón.

Ít gặp, 1/100 > ADR > 1/1 000

Đầy hơi, nôn.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Cần giảm liều khi bị táo bón.

Liều lượng và cách dùng

Cách dùng: Pha gói Thuốc thành dịch treo trước khi dùng.

Trẻ em:

Hòa mỗi gói Thuốc với khoảng 50 ml nước, trước mỗi lần dùng Thuốc cần lắc hoặc khuấy đều. Có thể thay nước bằng dịch thức ăn như cháo, nước canh, nước rau hoặc trộn kỹ với thức ăn nửa lỏng như món nghiền rau - quả. Người lớn: Pha 1 gói vào 1/4 cốc nước ấm, khuấy đều. Uống sau bữa ăn với người bệnh viêm thực quản.

Uống xa bữa ăn với các chỉ định khác.

Dưới 1 tuổi ngày 1 gói, chia 2 - 3 lần. Ỉa chảy cấp cho tới ngày 2 gói trong 3 ngày đầu, sau đó ngày 1 gói.

Từ 1 - 2 tuổi ngày 1 - 2 gói, chia 2 - 3 lần. Ỉa chảy cấp cho tới ngày

4 gói trong 3 ngày đầu, sau đó ngày 2 gói.

Trên 2 tuổi ngày 2 - 3 gói, chia 2 - 3 lần.

Người lớn:

Mỗi lần 1 gói, 3 gói/ngày. Trường hợp ỉa chảy cấp liều khởi đầu có thể tới ngày 6 gói.

Riêng viêm loét trực tràng dùng cách thụt.

Thụt trực tràng: Mỗi lần 1 - 3 gói hòa với 50 đến 100 ml nước ấm, rồi thụt. Ngày 1 - 3 lần.

Tương tác Thuốc

Diosmectit có thể hấp phụ một số Thuốc khác, do đó có thể ảnh hưởng đến thời gian và tỷ lệ hấp thu của các Thuốc đó, nên uống diosmectit sau khi uống Thuốc cần hấp thu khoảng 2 - 3 giờ.

Độ ổn định và bảo quản

Diosmectit được đựng trong gói kín, để ở nhiệt độ thường, bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ẩm. Khi hút ẩm Thuốc dễ bị chảy ướt và biến màu. Hạn dùng của Thuốc thường không quá 36 tháng.

Tương kỵ

Cần tránh ẩm.

Quá liều và xử trí

Triệu chứng: Dùng Thuốc quá liều có thể dẫn đến táo bón hoặc ỉa chảy.

Xử trí: Cần ngừng dùng Thuốc và điều trị triệu chứng.

Tên thương mại

Becosmec; Bosmect; Cezmeta; Diosta; Hamett; Mectathepharm; Opsmecto; Simarta; Smanetta; Smec-Meyer; Smeclife; Smecta; Smectaneo; Stamectin; Timestic.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/d/diosmectit-thuoc-hap-phu-va-lam-san-niem-mac-duong-tieu-hoa/)

Tin cùng nội dung

  • Khi bị đầy bụng, khó tiêu, ngoài việc nên tránh những thức ăn khó tiêu như dầu, mỡ động vật, và nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu, nấu mềm, chúng ta có thể dùng các vị Thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa là những quả, cây, lá có sẵn trong vườn nhà, vừa không tốn kém lại không gây hại cho cơ thể.
  • Theo y học cổ truyền, thảo quả có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng trục hàn, trừ đờm, ấm bụng, tiêu tích, giúp ăn ngon miệng.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Bụng đầy hơi, khó tiêu, hoặc đau bụng, lạnh bụng, đi tiêu nhiều là những tình trạng thường gặp khi dạ dày chứa quá nhiều món ăn - từ mặn, ngọt, chua, cay, béo...
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY