Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Đoạn clip khiến người xem không thể rời mắt: Em bé vừa sinh ra đã quậy tưng bừng, nhảy múa lộn nhào trong bọc ối

Không những đạp, em bé này còn lộn nhào nữa. Những hình ảnh này cho mọi người hình dung ra cảnh em bé đạp trong bụng mẹ như thế nào.

Mỗi lần mang thai, cho dù đó là con đầu hay con thứ, thai đơn hay thai đa thì điều mà mẹ thường mong nhất đó chính là những cử động của con. Bởi đó chính là hình thức giao tiếp, giúp mẹ hiểu được con đang thức hay đang ngủ, con có mạnh khỏe hay đang gặp phải vấn đề gì. Mặc dù có đôi khi có những cú duỗi chân làm mẹ đau thốn nhưng thật ra trong cơn đau đó mẹ vẫn ngập tràn hạnh phúc vì biết con là một đứa trẻ khỏe mạnh, hiếu động.

Nhưng có lẽ, ngoài những hình ảnh siêu âm thấy con động đậy trên màn hình ra, các mẹ gần như không có cơ hội được xem con cử động trong bọc ối ở ngoài thực tế. Tuy nhiên mới đây, một đoạn clip em bé chào đời còn nguyên trong túi ối đã thu hút sự quan tâm của hơn 14.000 người cùng hơn 32.000 bình luận: "Hóa ra, em bé khi ở trong bụng mẹ đã cử động như thế".

Em bé đạp không ngừng trong túi ối khi vừa ra khỏi bụng mẹ.

Xem trong đoạn clip, chúng ta thấy đây là một ca sinh mổ. Mặc dù em bé đã được đưa ra khỏi bụng mẹ nhưng bọc túi ối vẫn chưa bị vỡ. Và có vẻ như em bé vẫn chưa biết mình đã bước ra thế giới nên vẫn cứ vô tư "bơi" trong ngôi nhà nước của mình.

Ban đầu, em bé đang nằm úp mặt xuống, song chỉ sau vài cái "nhún nhảy", con đã chuyển sang nằm nghiêng. Sau khi tìm được tư thế nằm thoải mái, lại thêm đã được ra ngoài nên không gian xung quanh rộng rãi, em bé tha hồ duỗi thẳng chân đạp khí thế.

Tuy rằng đoạn clip chỉ dài 9 giây nhưng lại khiến tất cả mọi người đều kinh ngạc:

- Đó là tất cả những gì con đã làm mỗi khi đá banh và nhào lộn trong bụng mẹ ư?

- Đây chắc chắn là một đứa trẻ khỏe mạnh và nghịch ngợm. Đạp mạnh mẽ thế cơ mà.

- Bố nhìn này, đây là lý do vì sao mẹ thường không ngủ được vào mỗi buổi sáng, nhất là khi đói bụng.

- Trông con yêu quá!

Khi nào thì mẹ cảm nhận được cử động của em bé?

Nhìn hình ảnh đáng yêu này, nhiều mẹ thắc mắc không biết khi nào mình sẽ có thể được thưởng thức những màn đá bóng của con nhỉ. Theo các chuyên gia, thông thường bạn sẽ cảm thấy những cử động đầu tiên của em bé là từ tuần 16 đến tuần 25 của thai kỳ. Nhưng trong một số trường hợp, có một số bà mẹ có thể cảm nhận được cử động của con từ tuần thứ 13. Và bạn thường sẽ có khả năng cảm nhận dễ hơn khi ngồi hoặc nằm ở một nơi yên tĩnh.

Ban đầu, các mẹ sẽ thấy con cử động rất nhẹ nhàng như khẽ chạm vào bụng mẹ, nhưng dần dần những cú đạp, đấm, đá của bé ngày càng rõ nét hơn. Thậm chí, có mẹ còn cảm nhận được em bé đang lộn nhào hoặc bắt được khuỷa tay, gót chân của bé.

Những cử động của thai nhi theo tuần tuổi

- Tuần 12: Em bé đã bắt đầu di chuyển, nhưng có lẽ mẹ sẽ chưa thể cảm thấy bất cứ điều gì, vì con vẫn còn quá nhỏ.

- Tuần 16: Một số phụ nữ mang thai đã bắt đầu cảm thấy những lần chạm nhẹ như con bướm đậu.

- Tuần 20: Đến thời điểm này, mẹ đã có thể dễ dàng nhận ra những chuyển động của con.

- Tuần 24: Ở tuần này, ngoài những cú đạp ra, mẹ còn có thể nhận biết được những tiếng nấc cục của bé.

- Tuần 28: Bây giờ thì con đã đủ sức đạp mẹ đau đến mức khiến mẹ thấy như đang buồn đi tiểu.

- Tuần 36: Tử cung của mẹ ngày càng chật hẹp trong khi em bé đang lớn rất nhanh. Do đó, mỗi một lần con vươn tay duỗi chân, mẹ đều cảm nhận được hết.

Đến lúc này, mẹ nên đếm chuyển động của con để đảm bảo con vẫn khỏe mạnh. Trong trường hợp nếu mẹ cảm thấy con đột nhiên ít hoạt động, hoặc có ít hơn 10 chuyển động trong vòng 2 giờ thì mẹ nên nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra.

Nguồn: FB, WebMD


Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/doan-clip-khien-nguoi-xem-khong-the-roi-mat-em-be-vua-sinh-ra-da-quay-tung-bung-nhay-mua-lon-nhao-trong-boc-oi-20200801114334171.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Đối với những người bị bệnh hen phế quản khi mang thai nếu để bị lên cơn hen sẽ rất nguy hiểm vì có thể gây thiếu ôxy cho thai nhi.
  • Trong thời kỳ mang thai, các nhu cầu về năng lượng, chất đạm, chất béo, các vitamin và khoáng chất đều tăng lên để đáp ứng sự phát triển của cả mẹ và con.
  • Trong thời kỳ mang thai, do thay đổi về hooc-môn, chế độ dinh dưỡng,… nên nhiều thai phụ thường gặp phải những vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, bệnh nha chu…
  • Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
  • Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ có sức đề kháng rất kém. Điều này dẫn đến việc thai phụ dễ nhiễm các loại bệnh như: Cảm cúm, ho, sổ mũi, và sốt. Theo ước tính sốt khi mang thai gặp khoảng 15% các trường hợp, nhiều bà mẹ quá lo lắng và không biết hệ lụy của vấn đề trên.
  • Thủy đậu được coi là bệnh lành tính nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể trở thành một mối lo lớn đối với các bà mẹ trong thời kỳ mang thai vì nó có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
  • Đau dây chằng là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Khi mang thai, để hỗ trợ tử cung nâng đỡ trọng lượng của em bé, nước ối, nhau thai…thì dây chằng của người mẹ cũng mở rộng và phát triển nên dây chằng sẽ căng và thai phụ sẽ cảm thấy ê ẩm, đau đớn.
  • Thời gian mang thai được coi là một yếu tố nguy cơ NKTN ở phụ nữ. Nguy hiểm hơn là có từ 5 đến 10% thai phụ mắc bệnh nhưng không có dấu hiệu lâm sàng.
  • Bệnh lây qua đường T*nh d*c trong thai kỳ, có thể gây ra nguy cơ sẩy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, và bệnh lý ở trẻ sơ sinh.
  • Mỗi khi sản phụ bị sốt chưa rõ nguyên nhân, ta phải chú ý ngay tới viêm thận – tiết niệu .
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY