Khoa học hôm nay

Độc đáo ngôi cổ tự Thiên hạ đệ nhất vắng

Được biết đến qua câu thành ngữ dân gian Vắng tanh như chùa Bà Đanh nhưng ngoài việc nổi tiếng vì điều đặc biệt ấy, ngôi cổ tự này còn gây chú ý với lịch sử ngàn năm gắn liền với nhiều thần tích độc đáo.

Huyền tích bà chúa đanh

từ ngã ba hồng phú trên quốc lộ 1a rẽ sang quốc lộ 21 khoảng 10km, vượt qua cây cầu cấm sơn bắc ngang qua dòng sông đáy hiền hòa thơ mộng khoảng 1km nữa là đến chùa bà đanh.

ngoài tên gọi dân dã thì chùa bà đanh còn có tên chữ là bảo sơn tự tọa lạc trên một vùng đất cao ráo nằm giữa ngã ba sông, thuộc địa phận làng đanh xá (xã ngọc sơn, huyện kim bảng, tỉnh hà nam).

chùa bà đanh được xem là một trong những cổ tự đẹp và có nhiều huyền tích độc đáo nhất từ trước đến nay.

chùa bà đanh có cổng quay về phía nam, hướng ra con sông đáy quanh năm nước chảy. ngôi cổ tự này là một hệ thống tổng thể kiến trúc bao gồm nhiều công trình khác nhau với khoảng 40 gian nhà.

bên cạnh đó chùa bà đanh thật ra còn là đền nên ngoài thờ phật, trong chùa còn thờ thái thượng lão quân, nam tào, bắc đẩu và tứ pháp thần trong tín ngưỡng dân gian việt nam thời xa xưa.

đặc biệt, tượng bà chúa đanh (thần pháp vũ) được thờ trong chùa tương truyền chính là vị nữ thần chuyên điều mưa khiến gió giúp cho việc sản xuất, canh tác nông nghiệp của người dân vùng này được thuận lợi hơn.

dù đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần nhưng chùa bà đanh vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp của kiến trúc phật giáo việt nam.

truyền rằng, xa xưa vùng đất chiêm trũng này quanh năm lụt lội, mùa màng thất bát khiến cho cảnh đói kém xảy ra triền miên, cuộc sống rất khó khăn, cơ cực. trong khi đó, nhiều người thấy rằng vùng kinh bắc (khu vực bắc ninh ngày nay) do lập đền thờ tứ pháp – là một trong những tín ngưỡng dân gian rất phổ biến ở vùng đồng bằng bắc bộ nước ta hồi thế kỷ thứ vii.

tứ pháp bao gồm thần mây (pháp vân), thần mưa (pháp vũ), thần sấm (pháp lôi), thần chớp (pháp điện) thì cuộc sống trở nên sung túc, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

nghĩ vậy nên họ bèn họp nhau lại rồi đang có ý định lên xứ kinh bắc xin chân nhang về để thờ thì xảy ra một chuyện lạ.

theo đó, một cụ già trong làng kể lại ông nằm mộng thấy một người con gái trẻ trung, xinh đẹp với vầng trán cao, khuôn mặt phúc hậu hiện về cho biết mình được các thần cử về đây chăm nom, cai quản vùng đất này và dân làng muốn làm ăn yên ổn thì hãy chọn khu rừng đầu làng làm nơi dựng đền thờ.

chùa được xây dựng tại nơi có cảnh quan sơn thuỷ hữu tình, thanh tịch và nổi tiếng linh thiêng.

khu rừng đó bấy giờ rất rậm rạp sát bờ sông, cạnh đó là một ngọn núi nhỏ nhô mình ra mặt nước. nghe xong dân làng quyết định bỏ công góp của để dựng đền thờ.

đền vừa dựng xong được ít lâu thì có một cây mít cổ thụ ngàn năm tuổi ở cạnh đền bị gió bão quật đổ. cho là sự lạ nên dân làng đã lấy gỗ cây mít ngàn năm tuổi đó để tạc tượng và làm ngai để thờ vị nữ thần đã báo mộng cho dân làng và gọi là đền bà đanh.

cũng kể từ đó, cuộc sống của người dân nơi đây ngày càng ấm no do mưa thuận gió hòa, không còn cảnh lụt lội, mùa màng thất bát triền miên như trước nữa.

vì sao chùa bà đanh lại... vắng?

thời điểm mới xây dựng, xung quanh là rừng cây rậm rạp nên đền bà đanh chỉ là tranh tre nứa lá đơn sơ. đến đời vua lê hy tông (1675 – 1705) đền được xây dựng lại khang trang hơn, đồng thời có lệnh cấm xây nhà dựng cửa quanh khu vực đền nên quang cảnh nơi đây càng thêm trang nghiêm, tĩnh lặng.

tất cả những công trình kiến trúc bề thế trong chùa hiện nay là do những lần trùng tu, tôn tạo từ thế kỷ thứ xix trở lại đây. về sau dân làng rước thêm tượng phật về thờ trong đền nên lâu dần dân trong vùng gọi là chùa bà đanh.

chùa dựa lưng vào núi ngọc, quay mặt hướng nam, phía trước là sông đáy hiền hòa uốn lượn.

năm 1994, chùa bà đanh cùng quần thể núi ngọc được bộ văn hóa – thông tin (nay là bộ văn hóa – thể thao và du lịch) cấp bằng công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

lý giải cho sự vắng vẻ đã đi vào thành ngữ “vắng như chùa bà đanh” của ngôi cổ tự này, có thuyết cho rằng lý do chùa trở nên vắng vẻ như vậy vì nơi đây rất linh thiêng, ai trái ý là sẽ bị trừng phạt ngay nên rất ít người dám đến đây.

tuy nhiên, theo các cụ cao niên trong làng đanh xá thì lý do chùa bà đanh luôn vắng vẻ là trước đây, chùa nằm biệt lập phía bên này sông, đường sá đi lại khó khăn, xung quang lại là rừng rậm thâm u, muốn sang tham quan phải đi qua đò nên nhiều người ngại, chính vì lẽ đó nên ngôi chùa luôn giữ được vẻ thanh tịnh, tôn nghiêm vốn có.

khuôn viên chùa bà đanh rộng 10 hecta vàđã được đầu tư tôn tạo và nâng cấp rất nhiều để phục vụ văn hóa du lịch.

vài năm trở lại đây, nhờ sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa lịch sử của ngôi cổ tự này, nhiều dự án đầu tư, tôn tạo.

đặc biệt là việc mở đường, xây cầu bắc qua sông khiến cho việc tham quan, đi lại của người dân cũng như khách tham quan được dễ dàng hơn nên hiện nay, thương hiệu “vắng như chùa bà đanh” lại trở thành điểm điểm hấp dẫn khách thập phương đến tham quan, tìm hiểu tại ngôi cổ tự này.

hàng năm, từ ngày 9 đến 11 tháng 2 (âm lịch), lễ hội chùa bà đanh được tổ chức đã trở thành điểm du lịch tâm linh thu hút du khách thập phương xa gần đến chiêm bái và cầu bình an.

Theo Nam Anh/Gia đình Việt Nam

Link bài gốc Lấy link

https://giadinhvietnam.com/doc-dao-ngoi-co-tu-thien-ha-de-nhat-vang-d165210.html

Theo Nam Anh/Gia đình Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/doc-dao-ngoi-co-tu-thien-ha-de-nhat-vang/20210102090639303)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • (MangYTe) Từ lâu, câu thành ngữ vắng như chùa Bà Đanh đã được người Việt Nam sử dụng để chỉ những nơi vắng vẻ, ít người qua lại. Phải chăng ngôi chùa này không có ai đặt chân đến hay bởi sự thiêng liêng, kỳ bí khó lý giải?
  • Lẩu thả là món ăn của người dân vùng biển Phan Thiết (Bình Thuận). Theo chị Nguyễn Thị Thanh Thuận, nhân viên nhà hàng của Cliff Resort, ngày trước món ăn này còn được người địa phương gọi là “gỏi thả”.
  • Cách miền Tây xứ Huế 70km, đồng bào Pa Cô sinh sống giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, với hệ động thực vật đa dạng và phong phú. Được thiên nhiên ưu đãi nhiều sản vật và khí hậu trong lành, bà con ở đây đã sáng tạo nhiều món ăn độc đáo. Một món ăn có lẽ sẽ rất mới lạ, độc đáo với mọi người đó chính là lá cây sắn xào (khoai mỳ).
  • So với phong cách trang điểm nhẹ nhàng của Hàn Quốc thì đa số chị em hiện nay yêu thích xu hướng trang điểm theo kiểu Thái, vừa đẹp vừa nổi bật lại hút hồn.
  • Món cá hấp amok nổi tiếng của Campuchia được chế biến cầu kỳ với nhiều loại nguyên liệu gồm phi lê cá lóc, nước cốt dừa, trứng vịt, đường thốt nốt và mắm prohok. Món ăn này có mùi thơm chủ đạo là nước dừa và hương lá chuối.
  • Những lễ hội đầu xuân độc đáo của triều đình phong kiến
  • (MangYTe) Thay bằng những chiếc đèn lồng làm bằng nhựa, tre, nứa…, giờ đây, ông Lê Văn Rô, 68 tuổi, ở xã Hữu Định (Châu Thành, Bến Tre), cho ra đời những đèn lồng Trung thu làm bằng gáo dừa, nhưng không kém phần tinh xảo.
  • (MangYTe) - Chú chó béc-giê Đức dù đã được 2 tuổi nhưng trông vẫn như một con cún con và sẽ như vậy đến cuối đời bởi gặp phải tình trạng hiếm gặp Pituitary Dwarfism - một tình trạng thiếu hụt hormone tăng trưởng do đột biến gien.
  • Factory tour - Tham quan nhà máy là loại hình du lịch trải nghiệm khá phổ thông ở Mỹ, châu Âu hay Nhật Bản. Bởi bên cạnh các danh lam thắng cảnh, các di tích văn hóa lịch sử thì những nhà máy nổi tiếng, lâu đời cũng là điểm đến hết sức thú vị của nhiều khách tham quan.
  • Trong y học cổ truyền, tình trạng viêm da dị ứng, mẩn ngứa, mày đay thuộc phạm vi các chứng bệnh như huyết cam, dương phong, ẩn chẩn, thủy giới...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY