Tử vi hôm nay

Tử vi

Độc quyền: SKĐS đang phát cầu truyền hình trực tiếp Hà Nội-Hồng Kông các ca phẫu thuật tim phức tạp

Hội nghị châu Á Thái Bình Dương can thiệp các bệnh tim bẩm sinh và tim cấu trúc lần thứ 7 (APCASH 2016) vừa chính thức diễn ra tại Hồng Kông. Ngay trong ngày đầu tiên diễn ra hội nghị, Trung tâm tim mạch Đại học Y Hà Nội đã trình diễn các ca can thiệp khó với sự tham gia trực tiếp của PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu – Giám đốc Trung tâm tim mạch.
Hội nghị châu Á Thái Bình Dương can thiệp các bệnh tim bẩm sinh và tim cấu trúc lần thứ 7 (APCASH 2016) chính thức diễn ra tại Hồng Kông. Ngay trong ngày đầu tiên diễn ra hội nghị, Trung tâm tim mạch Đại học Y Hà Nội đã trình diễn các ca can thiệp khó với sự tham gia trực tiếp của PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu – Giám đốc Trung tâm tim mạch. PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu vừa là phẫu thuật viên chính vừa là Chủ tịch ở đầu cầu Hà Nội để trao đổi với các giáo sư, bác sĩ hàng đầu thế giới về các ca can thiệp đang diễn ra.

Mời độc giả xem chương trình:

Hội nghị APCASH lần thứ 7 được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị và triển lãm Hồng Kông từ ngày 23-25/9/2016, quy tụ những bác sĩ, chuyên gia phẫu thuật, các nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới về các bệnh tim bẩm sinh và tim mạch cấu trúc.

Trong hội nghị kéo dài 3 ngày này, ngoài các ca can thiệp tim mạch từ Việt Nam, các đại biểu sẽ cùng thảo luận và trực tiếp theo dõi hình ảnh từ các phòng phẫu thuật, các ca can thiệp tim mạch ở Bệnh viện Queen Elizabeth, Hồng Kông và Bệnh viện Đại học Benjamin Franklin, CHLB Đức.

Cả 3 trường hợp can thiệp tại Việt Nam trong hôm nay là những ca rất phức tạp và khó, có ca chưa từng được can thiệp tại Việt Nam.

Ca bệnh đầu tiên là bệnh nhân nam 38 tuổi, tên là Lê Văn V, ở Vĩnh Phúc. 6 tháng trước khi nhập viện, bệnh nhân có biểu hiện khó thở khi gắng sức, tuy nhiên ở tuyến dưới bệnh viện không phát hiện ra bệnh. Bệnh nhân được chuyển lên tuyến trên, do các biểu hiện chưa rõ ràng, bác sĩ chỉ chẩn đoán ban đầu là bị giãn tim phải. Tuy nhiên khi làm các bước chụp chiếu, bác sĩ thấy nhánh động mạch phổi trái thiểu sản, nhánh phổi phải hẹp khít ở đoạn xa, làm cản trở thất phải, bệnh nhân bị thiếu ôxy khiến người bệnh bị tím.

Trước ca bệnh phức tạp, bệnh nhân bị tím lâu ngày, thất phải bệnh nhân bị giãn nhiều, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu đã đề ra một “chiến lược” cho trường hợp này, là “nhả từ từ”. Nếu nong ngay lập tức, bệnh nhân sẽ bị quá tải, dẫn đến suy thất phải cấp. Bệnh nhân V đã được nong nhánh động mạch phổi khít hẹp 1 lần hồi tháng 3. Lần này, PGS Hiếu sẽ đặt một stent ở vị trí đó để can thiệp nhằm cải thiện tình trạng của người bệnh.

Ca này tương đối khó bởi người bệnh đến viện muộn, tim đã bị giãn to, tổn thương ở đoạn xa (cần phải có hỗ trợ hình ảnh cắt lớp vi tính mới xác định được) và rất khít, hẹp khoảng 4mm trên đoạn dài 10 mm.

Bệnh nhân thứ 2 là Nguyễn D.L, 13 tuổi ở Lào Cai. Em bị bệnh tim bẩm sinh phức tạp, tim 1 thất teo van 2 lá, bé đã từng mổ 3 lần tại Thái Lan, lần cuối cùng mổ năm 6 tuổi. Ở người bình thường có 2 buồng thất, nhưng em bé này chỉ có 1 buồng thất, em đã phải phẫu thuật fontal, mục tiêu của phẫu thuật fontal là tách biệt 2 hệ máu để bệnh nhân đỡ tím, sau đó, bệnh nhân đã hồng trờ lại.

Đến đầu năm nay, bệnh nhân có biểu hiện ho máu, tím tăng lên, em đã phải nhập viện và thông tim hồi tháng 3, qua điều trị bằng Thu*c tình trạng ho máu không còn, tuy nhiên cháu vẫn còn bị tím. Qua hình ảnh chụp cắt lớp vi tính PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu phát hiện thêm bệnh nhân có đường tĩnh mạch trên gan bất thường đổ vào tâm nhĩ trái, là nguyên nhân khiến em bé bị tím.

Ca can thiệp này cực kỳ khó khăn bởi bệnh nhân đã mổ đến fontal mà kèm theo một bất thường ở đường tĩnh mạch trên gan. Trên thế giới đã có những báo cáo về các ca can thiệp loại này, nhưng tại Việt Nam chưa từng có kinh nghiệm can thiệp nào như vậy. Bác sĩ sẽ phải bít đường tĩnh mạch trên gan đổ vào tâm nhĩ trái để cải thiện bão hòa ôxy cho bệnh nhân, làm bệnh nhân đỡ tím.
Với trường hợp rất hy hữu này, các bác sĩ sẽ phải tư vấn, hội chẩn với các chuyên gia tim mạch trên thế giới. Về kỹ thuật, các bác sĩ hoàn toàn có thể can thiệp, tuy nhiên về phần chỉ định, các chuyên gia sẽ cân nhắc xem có nên can thiệp bây giờ hay không bởi hiện bệnh nhân đang trong tình trạng ổn định, nhưng nếu không xử lý, bệnh nhân có nguy cơ cao quay lại tím tái hay ho máu.

Ca bệnh thứ 3 là trường hợp của bác Nguyễn Thị T, 62 tuổi ở Quốc Oai, Hà Nội. Bệnh nhân có biểu hiện phù, khó thở trên nền bệnh tăng huyết áp. Qua siêu âm, bác sĩ phát hiện có dòng máu đổ bất thường vào tâm nhĩ phải, buồng tim giãn to, van 2 lá hở nhiều. Sau khi kiểm tra, bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị rò động mạch vành trái vào tâm nhĩ phải với kích thước rất lớn lên tới 14mm (ở gốc động mạch vành), bình thường kích thước động mạch vành chỉ 3-4mm. Khi có luồng máu bất thường đổ vào buồng nhĩ khiến tim bị quá tải hoạt động của buồng tim trái. Nếu không xử lý ngay, bệnh nhân có nguy cơ suy tim trái, biểu hiện là bệnh nhân đang bị phù. Bệnh nhân này có lỗ rò rất lớn, hở van nhiều, sa van nhiều.... .

Báo Sức khỏe&Đời sống sẽ cập nhật diễn tiến của các ca can thiệp tại đây, mời các bạn theo dõi.

13h20: Bắt đầu phát tín hiệu trực tiếp từ Trung tâm tim mạch Đại học Y Hà Nội. Ê kíp đầu cầu Hà Nội giới thiệu về ca bệnh đầu tiên của bệnh nhân 38 tuổi bị thiểu sản động mạch phổi trái, nhánh phổi phải khít hẹp ở đoạn xa.

Cách đây 3 tháng đã can thiệp tạm thời để bệnh nhân đỡ khó thở. Bác sĩ giải thích về áp lực động mạch phổi

13h30: Bác sĩ đang luồn một đoạn dây để đặt giá đỡ vào nhánh động mạch phổi chính đi vào nhánh đọng mạch phổi phải bị hẹp để cải thiện tưới máu cho động mạch phổi.

Các bác sĩ tại Hà Nội đang bàn bạc các biện pháp can thiệp, để thu được kết quả tốt nhất điều trị cho bệnh nhân. Đây là giai đoạn khó khăn nhất. Việc đưa 1 dây dẫn đi qua đoạn động mạch phổi bị hẹp chỉ 4mm rất khó.

Ở bệnh nhân này có 3 đoạn hẹp, hẹp liên tiếp quá xa không thể đặt được. Bệnh nhân gần như mất 1 bên phổi phải không hoạt động.

Bác sĩ đã đo chiều dài của động mạch bị hẹp khoảng 10mm. Bác dí đo đường kính động mạch phổi trước hẹp và sau hẹp để tính diện tích của giá đỡ. Khâi này khá quan trọng phụ thuộc vào kinh nghiệp của bác sĩ làm can thiệp.

Bác sĩ HIếu tư vấn với bác sĩ nước ngoài về việc tư vấn sử dụng loại giá đỡ này. Việc quyết định đưa ra kích cơ, loại giá đỡ này đóng vai trò quan trong trong sự thành công của ca. Nếu giá đỡ quá lớn dễ vỡ động mạch phổi, nếu quá bé thì động mạch lại bị hẹp.

1h35; Bác sĩ Hiếu đưa ra loại giá đỡ sẽ sử dụng cho bệnh nhân. Giá đỡ được gắn vào dây thả.

Nếu bơm với áp lực nhỏ stent se không mở ra, nếu bơm với áp lực lớn sẽ gây vỡ động mạch phổi.

Dây dẫn đưa dụng cụ vào buồng tim dài, đi qua đùi, tĩnh mạch chủ dưới, ngực, bụng nên dây dẫn rất dài. Cách đây 3 tháng bệnh nhân đã dùng quả bóng 8x10mm vào bơm lên.

1h41: Dây dẫn đi qua động mạch phổi phải tới chỗ hẹp chuẩn bị cho việc đặt giá đỡ. BS Hiếu đẩy stent tới vị trí cần đặt. Việc can thiệp như vậy cần thời gian từ 45 đến 1 tiếng. Bệnh nhân không cần gây mê mà chỉ gây tê, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình can thiệp.

Hải Yến - Thu Trang

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/doc-quyen-skds-dang-phat-cau-truyen-hinh-truc-tiep-ha-noi-hong-kong-cac-ca-phau-thuat-tim-phuc-tap-n122799.html)

Tin cùng nội dung

  • Thời gian gần đây em rất hay bị tê bì lòng bàn tay. Khi em cố gắng nắm chặt bàn tay lại thấy rất đau và nhức, và dù đã cố gắng nhưng em cũng không thể nắm chặt tay lại được. Những lúc như thế em không thể làm việc gì nặng. Em đi khám thì BS chẩn đoán em bị hội chứng ống cổ tay, cho em đeo nẹp. Em nghe nói ở TPHCM có phẫu thuật nội soi điều trị bệnh này, vậy em nên đến bệnh viện nào, đăng ký phẫu thuật luôn có được không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Minh Khôi - Bình Thuận)
  • Chào bác sĩ, Cháu bị lệch sống mũi do va chạm cách đây 4 năm. Hiện cháu không tự tin khi giao tiếp vì chiếc mũi bị lệch 1 bên. Cháu muốn chỉnh mũi lại nhưng không biết nhiều thông tin về lệch sống mũi, phương pháp chữa lệch sống mũi nào giúp lành và tự nhiên nhất, nên khám chữa tại bệnh viện nào và giá cả là bao nhiêu? Mong nhận được hồi âm sớm từ BS. Cháu cám ơn BS nhiều! (Hùng Lê - hungle...@gmail.com)
  • Tôi 55 tuổi, bị đau lưng đã lâu, đi khám thì tìm ra bệnh thoát vị đĩa đệm. Tôi đọc báo thấy phẫu thuật nội soi cột sống, chỉ định cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm vùng cột sống cổ, ngực và thắt lưng có rất nhiều ưu điểm do tính chất ít xâm lấn. Tôi muốn điều trị bằng phương pháp này thì nên đến đâu? Chi phí nghe nói là khá cao, cụ thể là bao nhiêu? Cảm ơn Mangyte! (Nguyễn Văn Duy - nguyen…@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Mẹ cháu bị u nấm phổi và đang rất bi quan, vì vậy cháu muốn hỏi chi phí phẫu thuật và điều trị hết bao nhiêu tiền và tỉ lệ thành công có cao không, khoảng bao nhiêu %. Liệu sau khi phẫu thuật xong có bị tái phát lại không? Cháu xin chân thành cảm ơn,
  • Chào các bác sĩ trên mangyte.vn Xin bác sĩ cho em hỏi. Nếu như phẫu thuật cắt bao quy đầu mất 1 triệu tại nơi đăng kí BHYT thì nếu có BHYT sẽ được miễn giảm khoảng bao nhiêu phần trăm ạ.
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Nghề y là một nghề đặc biệt vừa mang tính khoa học chính xác vừa có tính nghệ thuật, đó là sự tổng hợp các hoạt động thể lực...
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY