Kinh tế xã hội hôm nay

Đổi đời nhờ trầm hương, mong ước còn dở dang

MangYTe - Với mong ước đổi đời nhờ báu vật được cho là “quý hơn vàng” của núi rừng, nhiều người dân xã Thanh Hưng Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã dành gần hết cuộc đời mình, vượt qua những gian khó, nguy hiểm để đi theo giấc mộng trầm hương.

Gian nan tìm trầm hương

Trong lần tìm đến với vùng bắc sông Son thơ mộng của xã Hưng Trạch, chúng tôi gặp một cựu phu trầm là ông Hoàng Quang Bài (SN 1960).

"Khoe" thương tích là vết sẹo dài ở chân do lợn rừng gây ra trong một chuyến tìm trầm rồi ông nói về những trải nghiệm của bản thân trong thời gian đi tìm trầm nơi đại ngàn.

Đổi đời nhờ trầm hương, mong ước còn dở dang - Ảnh 1.

Sau hơn 30 năm chạy theo giấc mơ đổi đời nhờ trầm hương, ông Bài “nghỉ hưu” về vui sống bên gia đình.

Ông Bài cho biết, khi vừa lớn lên, ông đã cùng theo những người đàn ông trong làng đi tìm trầm với mong ước đổi đời. Và từ đó, hơn 30 năm ông Bài cùng "đồng nghiệp" rải bước khắp những khu rừng trong và ngoài nước tìm trầm hương.

"Ở đây đất ruộng thì ít, cuộc sống nhiều khó khăn, khi lớn lên thấy cha anh đi tìm trầm tôi cũng xin đi theo chứ ở quê cũng không biết làm gì mà sống. Đi trầm ai cũng mong "trúng đậm" để làm giàu", ông Bài cho biết.

Khi đi tìm trầm, không ai dám đi một mình, nên thường phải đi theo nhóm từ 2 đến 10 người. Xuất phát với hành trang gồm: Gạo, thịt, cá, mắm muối, võng, bạt, chăn, đồ nghề tìm trầm… Những phu trầm đi "lùng sục" khắp những vùng núi được cho là có trầm trong thời gian dài, khi nào lương thực mang theo hết mà săn bắt, hái lượm không đủ ăn thì họ mới về.

Để tìm được trầm, ông Bài cùng những người phu trầm khác phải đối mặt với nhiều hiểm nguy giữa chốn rừng thiêng, nước độc. Băng rừng, lội suối, cả đoàn phải qua bao dốc núi, lèn đá, chỉ cần một chút bất cẩn có thể phải nằm lại nơi rừng sâu. Rồi lo lắng việc sốt rét rừng, vắt rừng, các vấn đề về tiêu hóa khiến sức khỏe của những phu trầm kiệt quệ.

Đổi đời nhờ trầm hương, mong ước còn dở dang - Ảnh 2.

Nghề tìm trầm đã cướp mất đứa con trai, để lại nỗi đau lâu dài cho ông Bài.

Theo ông Bài, những phu trầm như ông không chỉ vào những khu rừng ở Quảng Trị, Khánh Hòa hay ra Nghệ An, Thanh Hóa mà họ còn có những chuyến đi vào sâu tận biên giới Lào. Có thời gian, ông Bài cùng "đồng nghiệp" đã sang Thái Lan, Indonesia, Myanmar, Malaysia để tìm trầm. Lúc này những phu trầm đối mặt với nguy cơ bị bắt bỏ tù vì tội phá rừng và vượt biên, nhập cư trái phép.

"Nghề này nguy hiểm rất nhiều, có thể bỏ mạng bất cứ lúc nào. Đã có những người mãi nằm lại trong rừng do sốt rét ác tính, có người bị rơi xuống lèn đá, người thì bị gỗ đè...", ông Bài cho biết thêm.

Giấc mộng còn dở dang

Với hơn 30 năm gắn bó với công việc tìm trầm nhưng ông Bài vẫn chưa thể hoàn thành giấc mơ đổi đời nhờ trầm hương. Ông bài tự cho mình là may mắn vì còn kiếm đủ tiền trang trải cuộc sống, nuôi các con trưởng thành.

Nghề phu trầm có thể khiến nhiều người đổi đời nhưng cũng có thể để lại nỗi đau cho người thân của họ. nghề tìm trầm chưa cho ông bài nhiều nhưng đã lấy đi đứa con trai của ông. cũng từ đó ông bài từ bỏ giấc mơ trầm hương mà hơn 30 ông theo đuổi.

"Năm 2015, đứa con trai của tôi trong một chuyến đi tìm trầm ở bên Lào, bị thương đưa về nhà cấp cứu nhưng cũng không qua khỏi. Từ ngày con trai mất tôi cũng bỏ nghề", ông Bài rưng rưng chia sẻ.

Đổi đời nhờ trầm hương, mong ước còn dở dang - Ảnh 3.

Thôn Thanh Bình nằm bên dòng sông Son thơ mộng.

Khi được hỏi về những ngôi nhà cao tầng khang trang tọa lạc bên bờ sông Son, ông Bài cười buồn cho biết, đó là nhà của một vài phu trầm may mắn "trúng đậm" và những thương lái buôn trầm. Còn những phu trầm khác có cố gắng nhưng không may mắn thì tích góp cả đời mới xây được căn nhà nhỏ làm nơi "chui ra, chui vào".

Theo ông Bài, những người buôn trầm thường cho ngươi đi tìm trầm vay mượn không tính lãi nhưng khi trúng trầm người phu trầm buộc phải bán cho họ.

Hiện, sau mỗi chuyến rừng, những phu trầm cũng chỉ kiếm vài ba triệu đủ mua lương thực và công cụ, nhiều chuyến họ phải về tay không do không may mắn, bệnh tật. Nhưng vì cuộc sống khó khăn, giấc mơ đổi đời nhờ trầm vẫn cứ đeo báo lấy, họ vẫn cứ đi, vợ con ở nhà chờ và làng vắng bóng đàn ông.

Chị Hoàng Thị Nhàn (SN 1983), trú tại thôn Thanh Bình 1, xã Hưng Trạch là một trong những người vợ tại Hưng Trạch đang mong chờ chồng đi tìm trầm trở về.

Chị Nhàn cho biết, chồng chị cùng một số đàn ông trong làng đã vay mượn hàng chục triệu đồng/người để lập nhóm vào rừng tìm trầm. Chị ở nhà dựng lán nhỏ bán thức ăn cho người trong thôn để có thêm thu nhập nuôi 2 đứa con đang tuổi ăn học và mong chờ tin vui từ người chồng. Thế nhưng cả chục năm nay, chồng của chị Nhàn chưa lần nào "trúng đậm", số tiền thu được từ những chuyến đi chỉ đủ trả nợ và dư lại ít nhiều chi tiêu trong gia đình.

"Ở nhà không có nhiều việc làm nên chồng em với nhiều đàn ông trong làng cứ nghe tin ở đâu có trầm là rủ nhau vay mượn vào rừng. Mỗi lần đi cũng mất hơn tháng trời, em cũng chỉ biết chờ đợi trong lo lắng, mong chồng em may mắn để gia đình đỡ khổ", chị Nhàn cho biết.

Trao đổi với ông lê ngọc sơn, chủ tịch ubnd xã hưng trạch được biết trên địa bàn số lượng người đi tìm trầm hương ngày càng giảm.

"Việc quản lý người đi tìm trầm là rất khó, vì họ đi không có báo cáo với địa phương. Đặc biệt trong dịch COVID-19 có một số người đi khỏi địa phương tìm trầm nhưng không biết ở đâu để liên hệ và quản lý. Số lượng người đi cũng ít dần vì đi mãi không tìm được trầm nên họ nghỉ và chuyển qua nghề khác. Đã lâu lắm rồi địa phương chưa có ai trúng lớn lúc đi trầm", ông Sơn cho biết.

Sơn Nguyễn - Hùng Trần

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/xa-hoi/doi-doi-nho-tram-huong-mong-uoc-con-do-dang-20210107114342273.htm)

Chủ đề liên quan:

quảng bình trầm hương

Tin cùng nội dung

  • Chiều 4.6, Thường trực tỉnh uỷ Quảng Bình dưới sự chủ trì của đồng chí Bí thư tỉnh uỷ Hoàng Đăng Quang đã có cuộc họp khẩn cấp về sự cố đề thi môn Ngữ văn thi vào lớp 10. Tại cuộc họp đồng chí Bí thư tỉnh ủy đã yêu cầu cơ quan Công an vào cuộc điều tra làm rõ trách nhiệm cá nhân và tập thể trong vụ việc này.
  • Trong hơn 3 giờ đồng hồ, các bác sĩ của BV Việt Đức đã tiến hành phẫu thuật thành công ca bệnh u não bằng phương pháp phẫu thuật thức tỉnh, trong đó bệnh nhân thức tỉnh 1 giờ đồng hồ vừa hát bài hát truyền thống “Quảng Bình quê ta ơi” của quê hương và “tám chuyện” với các phẫu thuật viên
  • Vài ngày trở lại đây, dư luận xôn xao chuyện một nữ sinh đang học lớp 10 tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Quảng Bình sinh con. Một số nguồn tin cho rằng nữ sinh vứt con tại nhà vệ sinh, thực hư thông tin đó thế nào, cộng tác viên của báo Sức khỏe và đời sống đã làm rõ sự việc.
  • Trầm hương còn có tên kỳ nam, trầm gió. Trầm hương là phần gỗ chứa nhựa thơm của cây trầm hương (Aquilaria agallocha Roxb.)...
  • Mấy ngày gần đây, tại Quảng Bình người dân xôn xao về lò mổ Hải Dương 1 - P. Bắc Nghĩa - TP. Đồng Hới tiến hành nổ lợn ch*t, lợn bị bệnh, chọc tiết lợn trên đống phân, mổ lợn dưới nền nhà siêu bẩn. Tất cả những số lợn này được cán bộ thú y Đồng Hới đóng dấu cho lưu thông ra thị trường tiêu thụ đã được nhiều phương tiện truyền thông đưa tin.
  • (MangYTe) - Vì muốn kiếm con cá, con tôm trong mùa nước lũ về bán để lấy tiền cho con ăn học nên anh Văn đã bất chấp cả mưa gió ra đồng mưu sinh. Thế nhưng, trong cơn mưa, một tia sét đã lấy đi sinh mạng của người cha nghèo một lòng vì sự học của con. Anh mãi mãi ra đi, để lại người vợ nghèo và những đứa con đang đứng trước nguy cơ phải bỏ học giữa chừng.
  • (MangYTe) - Thông qua quỹ nhân ái của Báo điện tử ADZ, các nhà hảo tâm, tổ chức cộng đồng đã chung tay giúp đỡ, ủng hộ bé Nguyễn Trần Thanh Tấm hơn 33 triệu đồng.
  • (MangYTe) - Ngày 7/7, PV ADZ đã lên Bệnh viện Trung ương Huế trao quà từ Quỹ Nhân ái số tiền gần 50 triệu đồng cho chị Trần Thị Lệ và anh Nguyễn Văn Hạnh, nhân vật trong bài “Xót xa cảnh chồng thương tật sọ não chăm vợ đang nguy kịch vì bệnh ung thư”.
  • (MangYTe) - Ngày 4/6, PV ADZ thường trú tại Quảng Bình cùng đại diện chính quyền địa phương huyện Bố Trạch đã đến thăm hỏi và trao gần 63 triệu đồng đến gia đình anh Lê Văn Biên, thôn Hà Lời, xã Sơn Trạch.
  • (MangYTe) - Từ ngày mẹ mất, ba bị gãy chân sau vụ T*i n*n, Hiếu phải gánh vác những công việc nặng nhọc của gia đình, nuôi người ba đang nằm một chỗ và hai đứa em thơ dại là Lê Trần Khánh Hòa (4 tuổi) và Lê Vũ Hoàng mới hơn 1 tuổi. Cuộc sống gia đình Hiếu đang rơi vào tình cảnh rất bĩ cực...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY