Chuyên ngành hôm nay

Chuyên ngành

Đối phó viêm da dị ứng tiếp xúc

Viêm da dị ứng là căn bệnh phổ biến về da, người mắc bệnh này sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Ảnh hưởng tiêu cực tới thẩm mỹ của làn da.
Bệnh nhân bị mẩn đỏ, ngứa, phát ban gây khó chịu, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và hiệu quả công việc.

Những dị nguyên thường gặp

viêm da dị ứng tiếp xúc xuất hiện khi da tiếp xúc trực tiếp với dị nguyên. Việc này là hoạt hóa hệ miễn dịch của cơ thể khởi phát quá trình viêm. viêm da dị ứng tiếp xúc có thể xuất hiện sau khi tiếp xúc với một sản phẩm mới hoặc sau khi sử dụng một sản phẩm nhiều tháng hoặc nhiều năm. Ngoài ra, người ta còn xác định được độc tố cây thường xuân, cây sồi và cây sơn có chứa một loại dầu tên là urushiol, đây là nguyên nhân gây viêm da dị ứng tiếp xúc thường gặp nhất. Những nguyên nhân thường gặp khác bao gồm nickel trong trang sức, nước hoa và mỹ phẩm, các thành phần của cao su, sơn móng tay và các hóa chất trong giày dép.

viêm da dị ứng tiếp xúc có thể cũng do một số Thu*c gây nên, bao gồm Thu*c bôi hydrocortisone, Thu*c bôi kháng sinh, benzocaine và trimerosal. Những chất tẩy trong giặt là không phải nguyên nhân thường gặp.

Dấu hiệu nhận biết

Triệu chứng bao gồm ngứa rất nhiều và nổi mụn trên nền da đỏ. Mụn có thể phồng lên trong những trường hợp nặng. Mụn thường giới hạn trong vùng da tiếp xúc trực tiếp với dị nguyên nhưng nó cũng có thể xuất hiện ở những vùng da khác của cơ thể nếu dị nguyên được đưa từ nơi này đến nơi khác qua tay. Rửa sạch dị nguyên với xà phòng và nước có thể ngăn chặn mụn lan rộng. Mụn đặc biệt xuất hiện trong vòng 12 đến 48 giờ sau khi tiếp xúc với dị nguyên, mặc dù trong vài trường hợp, nó có thể xuất hiện trong 2 tuần. Ít phổ biến hơn, mụn có thể kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm, điều này làm cho việc chẩn đoán nguyên nhân trở nên khó khăn.

Chẩn đoán bệnh có khó?

Tình trạng bệnh chỉ xảy đến ở một số ít người có cơ địa dị ứng, các dị nguyên gây bệnh sẽ phải thông qua phản ứng miễn dịch gây bệnh của cơ thể trước khi xuất hiện các triệu chứng bệnh. Có tới trên 3.700 dị nguyên đã được xác định gây viêm da tiếp xúc dị ứng ở người. Do vậy, việc chẩn đoán viêm da dị ứng tiếp xúc dựa trên hỏi bệnh nhân và thăm khám lâm sàng. Nếu triệu chứng cải thiện sau khi cách ly với dị nguyên thì càng khẳng định chẩn đoán. Một số trường hợp sẽ được khuyên nên làm patch test và test này thường được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa da liễu hoặc dị ứng.

Phương pháp điều trị

viêm da dị ứng tiếp xúc thường hết sau 2 đến 4 tuần không tiếp xúc với dị nguyên, một vài trường hợp thời gian có thể kéo dài hơn. Một số biện pháp có thể giảm thiểu các triệu chứng trong thời gian này và giúp kiểm soát triệu chứng ở những bệnh nhân bị viêm da dị ứng tiếp xúc mạn tính. Bất cứ khi nào có thể, hãy tìm ra và ngừng ngay việc tiếp xúc với dị nguyên. Tắm bằng bột yến mạch hoặc dưỡng da nhẹ nhàng bằng kem như kem calamine có thể làm giảm triệu chứng trong các trường hợp nhẹ. Corticosteroid bôi ngoài da có thể được khuyến cáo cho những trường hợp nhẹ đến trung bình. Kem và mỡ steroid có sẵn với độ mạnh khác nhau (hiệu lực), loại nhẹ nhất có sẵn tại Mỹ mà không cần kê đơn là kem hydrocortisone 1%. Những loại mạnh hơn yêu cầu phải được kê đơn. Với những trường hợp viêm da dị ứng tiếp xúc nặng, có thể dùng corticoid dạng uống trong thời gian ngắn để kiểm soát triệu chứng. Nên tránh sử dụng Thu*c kháng histamin dạng bôi ngoài da. Nếu bệnh nhân ngứa nhiều, có thể dùng một đợt Thu*c uống kháng histamin theo chỉ định của bác sĩ.

Lời khuyên của thầy Thu*c

Trước hết, bệnh nhân cần xác định và tránh những chất gây kích ứng da hoặc gây ra một phản ứng dị ứng. Nếu sử dụng các hóa chất cần có biện pháp bảo hộ thích hợp như: găng tay, quần áo, ủng,… Tiếp theo, bệnh nhân cần tránh gãi bất cứ khi nào có thể. Che phủ khu vực ngứa nếu không thể không gãi nó. Cắt móng tay và đeo găng tay... Có thể chườm mát có thể giúp bảo vệ làn da và ngăn ngừa trầy xước bằng cách sử dụng một miếng gạc bằng cotton ẩm (miếng gạc được ngâm trong nước và sau đó được vắt kỹ) được đắp lên vùng da tổn thương và sau đó phủ bằng một miếng gạc khô.

BS. Bùi Văn Khánh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/doi-pho-viem-da-di-ung-tiep-xuc-n144723.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu bạn gặp các dấu hiệu sau khi ăn chuối, bạn có thể đang bị dị ứng chuối.
  • Hải sản là món ăn bổ dưỡng và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, hải sản cũng là loại thực phẩm nhạy cảm dễ gây dị ứng cần cẩn trọng khi sử dụng.
  • Dị ứng với nọc độc của ong là một trong những nguyên nhân gây Tu vong quan trọng ở những bệnh nhân nhạy cảm với nọc độc của ong.
  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY