Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Độn thái dương tại cơ sở không phép: Nam thanh niên bị chảy máu ồ ạt

(MangYTe) - Chiều 12/2, thông tin từ Bệnh viện (BV) E cho biết, khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Hàm mặt của BV vừa tiếp nhận nam bệnh nhân vào cấp cứu khẩn cấp do bị chảy máu ồ ạt khi thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ độn thái dương tại một cơ sở thẩm mỹ viện không phép trên địa bàn quận Cầu Giấy

 

Ths. BS Nguyễn Đình Minh - Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Hàm mặt, BV E cho biết, tối 11/2, Khoa tiếp nhận bệnh nhân nam 33 tuổi trong tình bị chảy máu sau phẫu thuật thẩm mỹ.

Theo bệnh nhân, anh biết đến cơ sở thẫm mỹ này qua quảng cáo trên facebook. Sau khi gọi điện hẹn đến làm đẹp, anh được cơ sở giới thiệu sẽ có bác sĩ chuyên môn trực tiếp khám và phẫu thuật cho anh. Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật, anh cũng không biết người làm cho mình có phải là bác sĩ hay không.

Trong quá trình phẫu thuật, sau khi người tự giới thiệu là bác sĩ này đặt chất liệu độn vào thái dương, thấy máu chảy ồ ạt không cầm được nên đã vội rút chất liệu ra và khâu kín lại, chuyển đến cấp cứu tại BV E.

Bệnh nhân được chuyển đến cấp cứu trong tình vùng phẫu thuật bên thái dương trái có vết khâu 4cm còn chảy máu, vùng thái dương sưng phồng, bầm tím lan tỏa ra đuôi mắt. Ấn tại chỗ có nhiều dịch dưới da.

Tại BV E, qua siêu âm thái dương bên trái cho thấy, bệnh nhân có khối tụ dịch cách bề mặt da 3mm, kích thước 35 x 8mm. Vùng bên phải đã đặt chất liệu, không tụ dịch. Các bác sĩ phải hút dịch máu tại vùng chảy máu, sau đó tiến hành băng ép bằng băng chun, chống chảy máu.

 
Theo bác sĩ Nguyễn Đình Minh, thái dương là vùng có rất nhiều mạch máu từ động mạch thái dương nông và tĩnh mạch thái dương nông cấp máu cho toàn bộ vùng da đầu, nên khi phẫu thuật bóc tách tạo khoang đặt chất liệu tại vùng này rất dễ phạm vào các mạch máu gây chảy máu ồ ạt.

Với việc thực hiện phẫu thuật không an toàn sẽ chạm vào các tĩnh mạch dẫn lưu máu từ da đầu đi về, tĩnh mạch này khá to nên khi chảy máu số lượng nhiều nhưng có thể xử lý bằng băng ép vì áp lực mạch máu không quá lớn. Trừ một số trường hợp bóc quá sâu và thô bạo chạm vào động mạch thái dương nông thì bắt buộc phải cầm máu bằng phẫu thuật thắt mạch.

Đối với bệnh nhân này, tạm thời ổn định nhưng phải theo dõi tiếp nguy cơ chảy máu sau băng ép khoảng 24 giờ. Đặc biệt là bệnh nhân có nguy cơ nhiễm trùng, các bác sĩ sẽ phải điều trị kháng sinh dự phòng.

Bác sĩ Minh khuyến cáo, các phẫu thuật chỉ nên thực hiện tại các địa chỉ uy tín được cấp phép của Sở Y tế hoặc các bệnh viện có khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ. Việc tương tác trên facebook chỉ có giá trị tham khảo, khách hàng cần phải tìm hiểu kỹ thông tin về bác sĩ, về cơ sở để lựa chọn chính xác, an toàn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/don-thai-duong-tai-co-so-khong-phep-nam-thanh-nien-bi-chay-mau-o-at-364987.html)

Tin cùng nội dung

  • Cử tri các tỉnh Cao Bằng, Điện Biên, Hưng Yên, Nam Định, Tiền Giang đề nghị Bộ Y tế xem xét, điều chỉnh lại quy định về thủ tục chuyển viện trong trường hợp bệnh nhân nhập viện cấp cứu, bởi hiện nay nếu không có giấy chuyến viện của nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu thì bệnh nhân sẽ phải đóng 50% viện phí.
  • Những ngày giáp tết, Mangyte.vn nhận được rất nhiều câu hỏi về việc khám chữa bệnh trong những ngày tết, số điện thoại cấp cứu và lịch nghỉ tết của các bệnh viện. Chúng tôi xin giải đáp chung như sau:
  • Chào Mangyte, Chồng tôi mới đi ăn đám cưới về, bị đau bụng. Anh đã đến phòng khám gần nhà lấy Thu*c uống rồi, có đỡ một chút nhưng chưa hết, chắc ngày mai phải vô bệnh viện kiểm tra lại. Tôi tính đưa anh đến BV Cấp cứu Trưng Vương, như vậy phải đem theo bao nhiêu tiền? Chồng tôi có BHYT. Cảm ơn Mangyte! (Bích Trâm – TPHCM)
  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Tôi được biết về loại Thuốc tên là “tiêu sợi huyết” dùng trong cấp cứu tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Tôi thấy công dụng của Thuốc rất kỳ diệu, có thể giúp người đột quỵ bình phục gần như hoàn toàn nếu được cấp cứu kịp thời. Nhưng một liều Thuốc giá bao nhiêu vậy Mangyte? Và trường hợp nào dùng được, trường hợp nào thì không? Mong Mangyte giải thích rõ hơn về loại Thuốc này. Tôi chân thành cảm ơn! (Thanh Vân – van.le…@gmail.com)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Nếu có thể, hãy rửa tay và đeo găng trước khi bạn tiến hành cầm máu để tránh nhiễm trùng. Nếu vết thương ở bụng làm các cơ quan thoát ra bên ngoài, đừng cố gắng đẩy chúng trở lại vào vị trí cũ mà hãy băng vết thương lại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY