Thời trang hôm nay

Thời trang là một khái niệm áp dụng cho một người thường mặc những bộ trang phục thịnh hành ở một thời điểm nào đó, nhưng khái niệm này lại thường là chỉ tới một sự biểu hiện cá nhân thông qua trang phục. ... Khái niệm thời trang thường được hiểu theo nghĩa tích cực, dùng để biểu tả vẻ đẹp, sự quyến rũ và phong cách.

Dọn thường xuyên, không khí trong nhà chưa chắc đã đủ sạch

(Tổ Quốc) - Chỉ quét dọn nhà cửa thường xuyên dường như là chưa đủ khi không khí trong nhà còn tồn tại nhiều chất hóa học dạng khí gây ô nhiễm, thậm chí độ ô nhiễm còn cao hơn ngoài trời.

Theo Báo Cáo Chỉ Số Niềm Tin Người Tiêu Dùng do Nielsen thực hiện, tính đến quý 2 năm 2020, sức khoẻ liên tục xếp đầu bảng trong số các mối quan tâm của người Việt Nam, dẫn đầu các nước trên thế giới. Cũng dễ dàng nhận thấy rằng chất lượng thực phẩm và nguồn nước là các vấn đề nổi cộm và bức thiết nhất đối với người Việt trong nhiều năm gần đây. Đặc biệt, kể từ khi chỉ số ô nhiễm của các thành phố lớn của Việt Nam được công bố nằm trong top đầu của thế giới vào khoảng quý 2 năm 2019, người dân bắt đầu lo lắng nhiều hơn đến chất lượng không khí.

Dọn thường xuyên, không khí trong nhà chưa chắc đã đủ sạch - Ảnh 1.

Bà louise hawley, giám đốc điều hành, nielsen vietnam, cho biết: "người tiêu dùng việt nam đang quan tâm đến sức khỏe của họ hơn bao giờ hết. ô nhiễm không khí và môi trường là những chủ đề nóng hổi đang ngày càng trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của mọi người". vì vậy, người tiêu dùng việt nam không chỉ lo lắng về sức khỏe của họ mà còn bắt đầu hành động để bảo vệ nó, theo bà louise hawley.

Tại các gia đình, không khó để nhận ra sự xuất hiện của nhiều công cụ vệ sinh nhà cửa mới như máy lọc không khí, robot hút bụi hay đơn giản hơn là trồng cây nội thất. Trên các diễn đàn của người tiêu dùng, các thảo luận về biện pháp vệ sinh nhà cửa, hạn chế bụi cũng liên tục và sôi nổi hơn.

Tuy nhiên, các giải pháp trên vẫn là chưa đủ vì trên thực tế, còn nhiều tác nhân ô nhiễm khác trong không khí trong nhà mà các biện pháp thông thường khó có thể xử lý được. theo nghiên cứu cục bảo vệ môi sinh hoa kỳ (epa), nồng độ các chất ô nhiễm trong nhà có thể cao hơn 2,5 lần so với nồng độ ngoài trời.

Ngoài bụi mịn là vấn đề nổi cộm trong hơn một năm qua, tác nhân gây hại trong nhà còn là các chất khí và khói không nhìn thấy được bằng mắt thường. theo pgs.ts nghiêm trung dũng, nguyên viện trưởng khoa học và công nghệ môi trường (đại học bách khoa hà nội), chúng có thể là các chất bay từ bên ngoài vào nhà, hoặc do con người tạo ra như khi đun bếp gas (tạo ra chất co gây tổn thương tim và hệ thần kinh), hút Thu*c (tạo ra đến 40 hợp chất gây ung thư), dùng các hóa chất tẩy rửa…, hoặc đến từ đồ đất đá xây dựng, nội thất, sơn tường (phát thải khí hiếm, hợp chất dễ bay hơi (voc), formandehyde… chứa nguy cơ gây ung thư).

Dọn thường xuyên, không khí trong nhà chưa chắc đã đủ sạch - Ảnh 2.

Không gian trong nhà lại khép kín nên các chất này một khi đã xuất hiện sẽ luôn tồn tại. thêm vào đó, chúng xuất hiện do các hoạt động vô tình của con người, và chúng ta cũng ít biết đến sự tồn tại của chúng nên đến nay, hầu hết các gia đình chưa từng có giải pháp loại bỏ chúng. "nhà tôi có một robot hút bụi lau nhà, một máy lọc không khí chạy hết công suất hàng ngày. trong nhà, tôi cũng trồng vài cây xanh nghe nói có tác dụng thanh lọc không khí. mỗi tháng cả nhà cũng tổng vệ sinh đồ đạc một lần. tôi nghĩ như vậy về cơ bản cũng đã tạm đủ," chị hoàng lan, nhân viên văn phòng ở hà nội, chia sẻ.

Đáng chú ý, theo nghiên cứu của trung tâm kỹ thuật khoa học đời sống môi trường singapore, hàng ngày chúng ta cần đến 11.000 lít không khí để hô hấp. hầu hết chúng ta cũng dành 90% thời gian mỗi ngày để sống trong nhà và làm việc ở văn phòng. vì thế, khả năng hít phải các chất có nguy cơ gây hại trong thời gian dài là không tránh khỏi nếu không có các giải pháp xử lý hiệu quả.

Tổ chức y tế thế giới (who) cho biết, mỗi năm có khoảng 3,8 triệu ca Tu vong sớm do ô nhiễm không khí trong nhà. trong đó, khoảng 21% số người Tu vong do bệnh liên quan đến đường hô hấp, 20% do tai biến mạch máu não, 34% do bệnh tim mạch, 19% do tắc nghẽn mạch máu, 7% do ung thư phổi.

Quang Vũ

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/don-thuong-xuyen-khong-khi-trong-nha-chua-chac-da-du-sach-22202017101039575.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY