Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Đơn vị bán máy xét nghiệm gần 7,9 tỉ đồng cho Ninh Bình từng trúng nhiều gói ở Viện Vệ sinh dịch tễ TW

Khởi tố vụ án tại Công ty Cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên

Nguồn tin phóng viên có được, ngày 18/3/2020, ông Phạm Văn Hiệp – Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình ký Quyết định 364/QĐ-BVĐK Về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu Cung cấp Hệ thống xét nghiệm sinh học phân tử Real-Time PCR cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình.

Theo đó, căn cứ Quyết định số 185/QĐ-UBND ngày 28/02/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu Cung cấp Hệ thống xét nghiệm sinh học phân tử Real-Time PCR cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình.

Căn cứ Biên bản thương thảo hợp đồng ngày 17/3/2020 giữa Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình với Công ty TNHH Thiết bị y tế và khoa học Tâm Việt (Công ty Tâm Việt) và xét đề nghị của Tổ trưởng Tổ Chuyên gia đấu thầu và Báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu.

Đơn vị này đã Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, với kết quả, Công ty TNHH Thiết bị y tế và khoa học Tâm Việt là đơn vị trúng thầu.

Giá gói thầu là 7.947.180.000 VND, giá trúng thầu 7.892.676.000 VND

Được biết, Gói thầu với hình thức đấu thầu qua mạng, sử dụng nguồn vốn lấy từ ngân sách dự phòng tỉnh Ninh Bình năm 2020.

Danh mục trang thiết bị trúng thầu bao gồm, Thiết bị xét nghiệm Realtime PCR hoàn toàn tự động, máy tách chiết ADN tự động và thiết bị kèm theo là trên 5,9 tỷ (nhãn hiệu Cobas 4800), còn lại là các thiết bị kèm theo như tủ lạnh âm sâu, tủ lạnh bảo quản, đèn cực tím tiệt trùng, máy ly tâm, máy gia nhiệt khô, máy lắc... trị giá xấp xỉ 2 tỷ đồng.

Mở rộng tìm hiểu được biết, Công ty TNHH Thiết bị y tế và khoa học Tâm Việt, có địa chỉ tại Số 19, Tổ 45A, Ngõ 299/2 đường Hoàng Mai, Phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội. Công ty thành lập năm 2014, do ông Ngô Bá Bình là người đại diện theo pháp luật.

Ngoài gói thầu Cung cấp Hệ thống xét nghiệm sinh học phân tử Real-Time PCR cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình, từ năm 2016 đến nay Công ty Tâm Việt  tham gia 30 gói thầu.

Điều đặc biệt, gần một nửa trong số đó là các gói thầu do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương là đơn vị mời thầu, với 14 gói thầu.

Tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cách đây không lâu, Công ty Tâm Việt cũng từng trúng một gói thầu trị giá hơn 6,4 tỷ đồng, trong đó có hệ thống Realtime PCR hoàn toàn tự động.

Cụ thể, tháng 12/2019, Công ty Tâm Việt  trúng gói thầu mua 01 hệ thống Realtime PCR hoàn toàn tự động (≥96 giếng), 01 tủ an toàn sinh học cấp 2, 02 tủ lạnh bảo quản (≥340 lít), 01 nồi hấp tiệt trùng (≥200 lít).

Được biết, giá gói thầu đưa ra là 6.448.000.000 VND, giá trúng thầu 6.428.400.000 VND.

Danh sách hàng hóa gồm, 1 hệ thống Realtime PCR hoàn toàn tự động (≥96 giếng), xuất xứ Roche, Thụy Sỹ với giá gần 5,4 tỷ đồng và các thiết bị khác như Tủ an toàn sinh học cấp 2, Tủ lạnh bảo quản, Nồi hấp tiệt trùng với tổng giá hơn 1 tỷ đồng.

Mới đây nhất, Công ty Tâm Việt là đơn vị được chỉ định thầu tại Gói thầu mua sinh phẩm, vật tư, hóa chất xét nghiệm SARS-CoV2 và một số tác nhân khác gây bệnh đường hô hấp cấp tính, theo Quyết định số 346/QĐ-VSDTTƯ ngày 23/03/2020, với giá trúng thầu 3.786.580.000 VND.

Ngoài ra, Công ty Tâm Việt còn tham gia các gói thầu khác như, tại Gói thầu, mua sắm 04 danh mục thiết bị phục vụ các hoạt động chuyên môn vào tháng 12/2019, Công ty Tâm Việt trúng thầu với giá 4.235.550.000 VND.

Hay tại gói thầu, mua 40 mặt hàng sinh phẩm, hóa chất, vật tư tiêu hao năm 2019 vào tháng 10/2019, với hình thức đấu thầu cạnh tranh, qua mạng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã phê duyệt lựa chọn Công ty Tâm Việt trúng thầu gói thầu trị giá 1.101.368.400 VND.

Thủ tướng yêu cầu thanh tra các gói thầu mua thiết bị vật tư y tế

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có ý kiến chỉ đạo về việc xử lý vi phạm trong sử dụng kinh phí phòng chống dịch COVID-19.

Theo đó, xét đề nghị của Bộ Công an về tình hình vi phạm trong việc sử dụng kinh phí chống dịch COVID-19 tại một số địa phương, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Y tế, các tỉnh thành trực thuộc trung ương khẩn trương rà soát, chấn chỉnh, thẩm định lại và thanh tra việc thực hiện các gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao, Thu*c chữa bệnh... phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Đặc biệt là các gói thầu mua sắm hệ thống máy xét nghiệm sinh hóa, máy thở, khẩu trang y tế, hóa chất vật tư tiêu hao; nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì chuyển hồ sơ, tài liệu cho cơ quan điều tra để điều tra làm rõ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Trên đây chỉ là số ít các gói thầu Công ty TNHH Thiết bị y tế và khoa học Tâm Việt tham gia tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Từ những dữ liệu trên có thể thấy trong nhiều năm Công ty Tâm Việt là nhà thầu quen của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

Ngoài tỉnh Ninh Bình, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, nguồn tin của phóng viên, Công ty TNHH Thiết bị y tế và khoa học Tâm Việt “khá thành công” trong hoạt động đấu thầu khi trúng nhiều gói thầu mua sắm thiết bị, vật tư phòng chống dịch trong đó có hệ thống xét nghiệm Realtime PCR tại nhiều tỉnh thành và đơn vị khác.

Trước đó, sự việc hàng loạt cán bộ lãnh đạo CDC Hà Nội và doanh nghiệp bị khởi tố do sai phạm trong mua máy xét nghiệm COVID-19 đã hé lộ nhiều dấu hiệu thiếu minh bạch về sử dụng ngân sách mua sắm thiết bị phòng chống dịch ở nhiều địa phương, đơn vị.

Những vấn đề liên quan đến máy xét nghiệm làm “nóng” dư luận trong thời gian qua, Bộ Y tế đã có liên tiếp 2 công văn gửi các đơn vị trực thuộc Bộ và Sở Y tế các tỉnh, thành phố, Y tế các Bộ, ngành và một số Bệnh viện tư nhân đề nghị báo cáo kết quả mua sắm hệ thống máy Real-time PCR tự động phục vụ công tác xét nghiệm.

Tại Công văn số 2154/BYT-KH-TC ngày 17/4, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị báo cáo kết quả mua sắm hệ thống máy Real-time PCR tự động và toàn bộ các bộ phận cấu thành của hệ thống đã mua từ ngày 1/1/2019 đến nay bằng tất cả các nguồn tiền của đơn vị để phục vụ công tác xét nghiệm nói chung và xét nghiệm chẩn đoán SARS- CoV-2 nói riêng tại các đơn vị. Các đơn vị gửi khẩn báo cáo về Vụ Kế hoạch - Tài chính thuộc Bộ để tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ.

Tại Công văn số 2288/BYT-KH-TC ban hành ngày 24/4/20 gửi các đơn vị trực thuộc Bộ (các Viện, Bệnh viện, Trường đại học và các Bệnh viện thuộc trường) và Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế các Bộ, Ngành và một số Bệnh viện tư nhân đề nghị báo cáo kết quả mua sắm hệ thống máy Real-time PCR tự động phục vụ công tác xét nghiệm.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương, đơn vị tiếp tục thu thập bổ sung số liệu và tổng hợp báo cáo về kết quả mua sắm hệ thống máy Real-time PCR tự động của hãng Quiagen (Đức) và toàn bộ các bộ phận cấu thành của hệ thống trên địa bàn về Bộ Y tế. Thời gian báo cáo bổ sung thêm gồm tất cả các hợp đồng đã được ký kết từ ngày 1/3/2018 đến 29/2/2020 (2 năm).

Minh Chí

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/don-vi-ban-may-xet-nghiem-gan-79-ti-dong-cho-ninh-binh-tung-trung-nhieu-goi-o-vien-ve-sinh-dich-te-tw-post77907.html)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY