Bài thuốc dân gian hôm nay

Đông y chữa bệnh mất tiếng

Mất tiếng (Đông y gọi là thất âm) là triệu chứng thường gặp đi kèm với các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Bệnh nhân thấy tiếng nói thều thào khó nghe có khi mất tiếng không nói được nữa

mất tiếng (Đông y gọi là thất âm) là triệu chứng thường gặp đi kèm với các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Bệnh nhân thấy tiếng nói thều thào khó nghe có khi mất tiếng không nói được nữa. Khàn tiếng thường xuất hiện trong thời gian ngắn rồi sẽ tự khỏi. Nhưng đôi khi cũng kéo dài dẫn đến mất tiếng nếu không chú ý điều trị lúc khàn tiếng.

Theo lý luận Đông y thì phổi là cửa của thanh âm; thận là gốc của thanh âm. Do đó bệnh thất âm (mất tiếng) có quan hệ mật thiết với phổi và thận.

Khi điều trị bệnh mất tiếng cần phân biệt rõ chứng hư, chứng thực. Chứng thực phần nhiều do ngoại tà làm trở ngại công năng của phổi; còn chứng hư phần nhiều do khí của tân dịch không đủ.

Chứng thực:

- Ngoại cảm phong hàn: Tiếng nói khàn không rõ, nóng sốt ít, sợ lạnh, ho có đờm, mũi tịt, nặng tiếng, rêu lưỡi trắng mỏng. Nếu có cả khát nước, đau họng, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác thì đó là chứng hỏa bị hàn bao bọc.

Phép chữa: Sơ tán phong hàn:

Bài 1: "Kim phí thảo tán": Kim phí thảo 12g, tiền hồ 8g, kinh giới 10g, tế tân 8g, bán hạ 10g, cam thảo 4g, gừng sống 3 lát. Nước vừa đủ sắc còn 1/2 uống ấm.

Bài 2: Kinh giới 12g, tang diệp 12g, tang bạch bì 12g, địa cốt bì 12g, tía tô 8g, bán hạ chế 8g. Sắc uống như bài trên.

- Đàm và nhiệt ngăn trở: Tiếng nói nặng không phát ra được, đờm nhiều màu vàng đặc, miệng đắng, họng khô, rêu lưỡi vàng nhợt. Mạch hoạt sác.

Phép chữa: Thanh phế hóa đàm. Dùng: "Nhị mẫu tán" gia vị: Tri mẫu 12g, bối mẫu 12g, cát cánh 10g, ngưu bàng 10g. Nước vừa đủ sắc uống ấm.

Bài 2: Tang bạch bì 12g, lá tre 12g, thanh bì 8g, cát cánh 8g, thổ bối mẫu 10g, trúc nhự 12g, nam tinh chế 6g, gừng 4g. Sắc uống như trên.

Bài 3: "Nhị trần thang" gia giảm: Trần bì 8g, bán hạ chế 8g, thạch xương bồ 12g, cát cánh 8g, phục linh 8g, cam thảo 6g, tri mẫu 12g, bối mẫu 8g. Tất cả phơi khô, tán bột dùng dần. Ngày uống 2 lần mỗi lần 5g.

Chứng hư:

- Phế âm hư: Người gầy, họng ráo, ho khan, khản tiếng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít. Mạch tế sác.

Phép chữa: tư âm dưỡng phế.

Bài 1: Sa sâm 12g, thiên môn 12g, mạch môn 12g, tang bạch bì 8g, bố chính sâm 12g, ngưu bàng tử 8g, sinh địa 8g, đan bì 6g, địa cốt bì 8g, trúc lịch 10g. Ngày uống 1 thang.

Bài 2: "Thanh táo cứu phế thang": Tang diệp 12g, thạch cao 12g, cam thảo 6g, mạch môn 12g, tỳ bà diệp 12g, hạnh nhân 12g, đảng sâm 16g, a giao 8g, gừng 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Thận âm hư: Họng khô, khàn tiếng, hư phiền không ngủ, đau lưng, mỏi gối, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, lòng bàn tay, bàn chân nóng, chất lưỡi đỏ sẫm. Mạch hư, tế sác.

Phép chữa: Bổ thận âm, nạp phế khí, tuyên phế.

Bài 1: Mạch môn, thiên môn, thạch hộc đều 12g, a giao, tô tử, bạc hà, ngưu bàng tử đều 8g, thục địa, câu kỷ tử đều 12g. Sắc uống nóng, ngày 1 thang.

Bài 2: "Thất vị đô khí hoàn": Thục địa, sơn thù, phục linh đều 12g, hoài sơn 16g, trạch tả, đơn bì, ngũ vị tử đều 8g. Sắc uống như bài trên.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dong-y-chua-benh-mat-tieng-17436.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong việc chữa bệnh vô sinh, hiếm muộn, bên cạnh các phương pháp trị liệu của y học hiện đại, còn có những bài Thu*c hay của y học cổ truyền.
  • Trong Đông y, bệnh hen phế quản còn được gọi là háo chứng, suyễn, hen suyễn. Bệnh được biểu hiện đặc trưng với những cơn hen, cơn khó thở do khí quản bị co thắt, kèm theo ho có đờm
  • Đối với bệnh viêm gan virút nói riêng, viêm gan vàng da nói chung, Đông y có nhiều bài Thu*c chữa rất có hiệu quả.
  • Nhìn con gái xinh xắn, mạnh khỏe 3 tuần tuổi, hạnh phúc ngập tràn trong lòng ông bố Lê Trung (Phú Thọ). Anh từng tuyệt vọng khi chữa yếu tinh trùng.
  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • *m đ*o phụ nữ luôn tiết dịch, nếu không thấy ngứa và dịch không có màu, không có mùi hôi là hiện tượng S*nh l* bình thường. Khi có biểu hiện ra khí hư nhiều, có màu trắng, loãng hoặc đặc, nặng có thể kèm theo mệt mỏi, gầy sút kém ăn, lưng đau, mỏi gối,… là mắc chứng khí hư bạch đới. Khí hư bạch đới do nhiều nguyên nhân, tùy từng thể bệnh mà có cách điều trị phù hợp.
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY