Bài thuốc dân gian hôm nay

Đông y chữa viêm mũi dị ứng

Chứng viêm mũi dị ứng rất hay tái phát, gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Bệnh viêm mũi dị ứng đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt trong điều kiện môi trường ngày càng bị ô nhiễm như hiện nay.
Chứng viêm mũi dị ứng">viêm mũi dị ứng rất hay tái phát, gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Bệnh viêm mũi dị ứng">viêm mũi dị ứng đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt trong điều kiện môi trường ngày càng bị ô nhiễm như hiện nay. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt nam nữ. Theo y học cổ truyền, viêm mũi dị ứng">viêm mũi dị ứng phát sinh do 2 nguyên nhân: Công năng tạng phủ (chủ yếu là phế, tỳ, thận) bị rối loạn; bị phong hàn, tà khí xâm nhập. Hai yếu tố này có thể phối hợp với nhau, khiến phế khí hư nhiệt, sức đề kháng giảm sút, dễ sinh bệnh. Để chữa bệnh này.

Sau đây là một số bài Thu*c áp dụng

- Trường hợp bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng">viêm mũi dị ứng thuộc thể hàn thấp (chảy nước mũi trong, hắt hơi nhiều, ngạt mũi, thường xuất hiện hoặc tăng lên khi gặp lạnh). Sử dụng bài Thu*c có công dụng khu phong, trừ hàn, làm giảm xuất tiết và thông lỗ mũi gồm các vị Thu*c sau đây: Thịt bò 90g, tỏi tươi 60g, rau thơm tươi 15g, gạo tẻ 60g, gia vị vừa đủ. Thịt bò rửa sạch, thái miếng, tỏi bóc vỏ, đập giập, rau thơm thái nhỏ. Gạo tẻ vo sạch, ninh thành cháo, khi chín cho thịt bò và tỏi vào đun sôi một lát, thêm rau thơm và gia vị, ăn nóng trong ngày. Ăn liền 5-7 ngày.

- Trường hợp bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng">viêm mũi dị ứng thuộc thể phong hàn (đau đầu, đau cổ gáy, hắt hơi, sổ mũi và ngạt mũi nhiều, bệnh phát về mùa lạnh và gặp lạnh thì các triệu chứng nặng lên). Bài Thu*c có tác dụng khu phong, tán hàn, làm thông mũi gồm các vị Thu*c sau đây: Đầu cá 2 cái (chừng 150g) tân di 12g, tế tân 3g, bạch chỉ 12g, gừng tươi 15g. Đầu cá bỏ mang, làm sạch, tân di gói vào túi, tế tân và bạch chỉ rửa sạch, gừng tươi thái chỉ. Tất cả cho vào nồi, đổ vừa nước, ninh kỹ trong 2 giờ rồi chế thêm gia vị, ăn đầu cá, uống nước canh trong ngày. Ăn liền trong 10 ngày.

- Trường hợp bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng">viêm mũi dị ứng thuộc thể âm hư (mũi khô, ngạt, hắt hơi và chảy nước mũi nhiều, miệng khô, họng khát, người gầy, hay có cảm giác nóng sốt về chiều, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ). Bài Thu*c có công dụng dưỡng phế âm, thông mũi các vị gồm: Tây dương sâm thái phiến, ếch làm sạch, bỏ nội tạng, bách bộ và ma hoàng rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, đổ vừa nước, hầm kỹ chừng 2 giờ rồi cho thêm gia vị, chia ăn 3 lần trong ngày.

- Trường hợp bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng có thể chất hư nhược khiến cho phong tà xâm nhập (tắc mũi, hắt hơi, chảy nước mũi nhiều, tinh thần mỏi mệt, chán ăn, dễ đổ mồ hôi). Bài Thu*c có công dụng bổ khí, làm thông thoáng lỗ mũi gồm các vị: Chim bồ câu 1 con chừng 90g, hoàng kỳ 60g, tân di 9g, bạch truật 9g, đại táo 12g, gừng tươi gia vị vừa đủ. Chim bồ câu làm thịt, bỏ ruột, chặt miếng; tân di gói trong túi vải; đại táo bỏ hạt; các vị còn lại rửa sạch, thái phiến. Tất cả cho vào nồi hầm kỹ chừng 60 phút, chế thêm gia vị, ăn nóng trong ngày, ăn liền trong 7 ngày.

Bác sĩ Trần Thuấn

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dong-y-chua-viem-mui-di-ung-17727.html)

Tin cùng nội dung

  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • *m đ*o phụ nữ luôn tiết dịch, nếu không thấy ngứa và dịch không có màu, không có mùi hôi là hiện tượng S*nh l* bình thường. Khi có biểu hiện ra khí hư nhiều, có màu trắng, loãng hoặc đặc, nặng có thể kèm theo mệt mỏi, gầy sút kém ăn, lưng đau, mỏi gối,… là mắc chứng khí hư bạch đới. Khí hư bạch đới do nhiều nguyên nhân, tùy từng thể bệnh mà có cách điều trị phù hợp.
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY