Bài thuốc dân gian hôm nay

Đông y điều trị chứng mất tiếng

Thất âm (mất tiếng) là triệu chứng thường gặp đi kèm với các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Bệnh nhân thấy tiếng nói thều thào khó nghe có khi mất tiếng không nói được nữa. Khàn tiếng thường xuất hiện trong thời gian ngắn rồi sẽ tự khỏi.
Thất âm (mất tiếng">mất tiếng) là triệu chứng thường gặp đi kèm với các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Bệnh nhân thấy tiếng nói thều thào khó nghe có khi mất tiếng">mất tiếng không nói được nữa. Khàn tiếng thường xuất hiện trong thời gian ngắn rồi sẽ tự khỏi. Nhưng đôi khi cũng kéo dài dẫn đến mất tiếng">mất tiếng nếu không chú ý điều trị lúc khàn tiếng.

Nguyên nhân theo y học hiện đại là do nói nhiều, nói liên tục trong một thời gian làm căng quá mức các cơ nhỏ của thanh quản.

- Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, cảm lạnh, viêm họng... dẫn đến viêm thanh quản cấp tính làm tổn thương dây thanh âm.

Theo lý luận Đông y thì phổi là cửa của thanh âm; thận là gốc của thanh âm. Do đó bệnh thất âm (mất tiếng">mất tiếng) có quan hệ mật thiết với phổi và thận.

Khi điều trị bệnh mất tiếng cần phân biệt rõ chứng hư, chứng thực. Chứng thực phần nhiều do ngoại tà làm trở ngại công năng của phổi; còn chứng hư phần nhiều do khí của tân dịch không đủ.

Chứng thực:

- Ngoại cảm phong hàn: Tiếng nói khàn không rõ, nóng sốt ít, sợ lạnh, ho có đờm, mũi tịt, nặng tiếng, rêu lưỡi trắng mỏng. Nếu có cả khát nước, đau họng, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác thì đó là chứng hỏa bị hàn bao bọc.

Phép chữa: Sơ tán phong hàn:

Bài 1: “Kim phí thảo tán”: Kim phí thảo 12g, tiền hồ 8g, kinh giới 10g, tế tân 8g, bán hạ 10g, cam thảo 4g, gừng sống 3 lát. Nước vừa đủ sắc còn 1/2 uống ấm.

Bài 2: Kinh giới 12g, tang diệp 12g, tang bạch bì 12g, địa cốt bì 12g, tía tô 8g, bán hạ chế 8g. Sắc uống như bài trên.

Châm cứu: Tả: Thiên đột, phong môn, xích trạch, phong trì, hợp cốc.

- Đàm và nhiệt ngăn trở: Tiếng nói nặng không phát ra được, đờm nhiều màu vàng đặc, miệng đắng, họng khô, rêu lưỡi vàng nhợt. Mạch hoạt sác.

Phép chữa: Thanh phế hóa đàm. Dùng: “Nhị mẫu tán” gia vị: Tri mẫu 12g, bối mẫu 12g, cát cánh 10g, ngưu bàng 10g. Nước vừa đủ sắc uống ấm.

Bài 2: Tang bạch bì 12g, lá tre 12g, thanh bì 8g, cát cánh 8g, thổ bối mẫu 10g, trúc nhự 12g, nam tinh chế 6g, gừng 4g. Sắc uống như trên.

Bài 3: “Nhị trần thang” gia giảm: Trần bì 8g, bán hạ chế 8g, thạch xương bồ 12g, cát cánh 8g, phục linh 8g, cam thảo 6g, tri mẫu 12g, bối mẫu 8g. Tất cả phơi khô, tán bột dùng dần. Ngày uống 2 lần mỗi lần 5g.

Châm cứu: Tả: Trung phủ, xích trạch, hợp cốc, túc tam lý, phong long, tam âm giao.

Chứng hư:

- Phế âm hư: Người gầy, họng ráo, ho khan, khản tiếng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít. Mạch tế sác.

Phép chữa: tư âm dưỡng phế.

Bài 1: Sa sâm 12g, thiên môn 12g, mạch môn 12g, tang bạch bì 8g, bố chính sâm 12g, ngưu bàng tử 8g, sinh địa 8g, đan bì 6g, địa cốt bì 8g, trúc lịch 10g. Ngày uống 1 thang.

Bài 2: “Thanh táo cứu phế thang”: Tang diệp 12g, thạch cao 12g, cam thảo 6g, mạch môn 12g, tỳ bà diệp 12g, hạnh nhân 12g, đảng sâm 16g, a giao 8g, gừng 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Châm cứu: Bổ: Trung phủ, đản trung, thiên đột, hợp cốc.

- Thận âm hư: Họng khô, khàn tiếng, hư phiền không ngủ, đau lưng, mỏi gối, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, lòng bàn tay, bàn chân nóng, chất lưỡi đỏ sẫm. Mạch hư, tế sác.

Phép chữa: Bổ thận âm, nạp phế khí, tuyên phế.

Bài 1: Mạch môn, thiên môn, thạch hộc đều 12g, a giao, tô tử, bạc hà, ngưu bàng tử đều 8g, thục địa, câu kỷ tử đều 12g. Sắc uống nóng, ngày 1 thang.

Bài 2: “Thất vị đô khí hoàn”: Thục địa, sơn thù, phục linh đều 12g, hoài sơn 16g, trạch tả, đơn bì, ngũ vị tử đều 8g. Sắc uống như bài trên.

Ngoài ra có khi vì la hét to hoặc nói quá nhiều hại đến phế khí mà sinh mất tiếng thì dùng bài “cát cánh thang”: Cát cánh 6g, cam thảo 6g, quất hồng 4g, ý dĩ 20g, bạch cập 4g, đình lịch sao mật 4g, bối mẫu 8g, kim ngân hoa 20g. Sắc uống như trên.

Châm cứu: Bổ: Thận du, thái khê, nhiên cốc, hợp cốc, thiên đột.

Món ăn, cháo Thu*c chữa bệnh:

Bài 1: Nhân sâm 12g, xuyên bối mẫu 12g, đông trùng hạ thảo 12g, lê 2 trái, thịt lợn nạc 100g.

Quả lê rửa sạch gọt bỏ vỏ, bỏ tim, thái lát các vị khác rửa sạch, tất cả bỏ vào nồi đất, đổ nước vừa phải, đun trong 4 giờ đồng hồ rồi cho muối gia vị là được.

Ăn canh này có tác dụng tư bổ phế thận, trị mất tiếng, phòng ngừa viêm khí quản, phế quản. Người bị âm hư hỏa vượng, khàn tiếng, cổ họng sưng đau, ho có đờm lẫn máu, tâm phiền, khí táo, mất ngủ đều dùng tốt.

Bài 2: Đảng sâm 250g, sa sâm 120g, long nhãn 120g, mật ong vừa đủ.

Cho vào nồi đất 3 vị Thu*c, nước vừa đủ đun 20 phút, rót lấy nước Thu*c lần 1. Lại cho nước vào như lần đầu, sắc lấy nước thứ 2. Hợp 2 nước lại, đun nhỏ lửa, cô đặc, thêm mật ong, rồi đun sôi, để nguội cho vào bình đậy kín đùng dần... Ngày uống 2 lần sáng, tối, mỗi lần 50ml.

Tác dụng: Thanh phế nhiệt, bổ nguyên khí, tăng thanh âm, bổ cân lực, trị cơ thể hư nhược, phiền khát, ho khan, khản tiếng.

Bài 3: Bắp cải khô (hoặc rau cải khô) 30-50g, gạo lức 50g. Hai vị đãi sạch cho vào nồi với nửa lít nước, đun to lửa cho sôi rồi chuyển đun nhỏ lửa ninh nhừ thành cháo, cho gia vị mà dùng.

Tác dụng: Dưỡng âm, kiện vị, hóa đờm, hạ khí, trị viêm họng mất tiếng.

Bài 4: Dưa chuột tươi 400g, gừng tươi 15g, hành 10g, tỏi 15g, hoa hiên 15g, đường trắng 40g, trứng gà 2 quả, dầu cải 250ml. Rửa gừng sạch, thái lát mỏng, hành rửa sạch băm vụn, tỏi bóc vỏ thái mỏng, hoa hiên ngâm nở nhặt bỏ cuống, dưa chuột rửa sạch cắt 2 đầu tỉa thành hoa rồi lấy 5g muối ướp một lúc để ráo nước; trứng đập vào bát đánh tan rồi cho xì dầu, bột ngọt, đường, rượu, khuấy đều. Bắc nồi đổ dầu cải đun nóng 7 phần, lấy đũa gắp các miếng dưa chuột nhúng vào bát trứng thả vào chiên vàng mặt, vớt ra đặt vào bát. Bắc nồi khác cho 1 ít dầu cải phi thơm gừng, tỏi, đổ nước dịch hoa hiên, cho tiếp dưa chuột, bột, làm sánh nước, bắc ra là được. Ăn kèm trong bữa ăn. Tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, bổ huyết, trị chứng lợi họng đau mất tiếng.

Lương y Minh Chánh

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dong-y-dieu-tri-chung-mat-tieng-17089.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY