Bài thuốc dân gian hôm nay

Đông y trị đau mắt đỏ

“Đau mắt đỏ” là bệnh do siêu vi trùng, vi trùng hoặc dị ứng gây nên. Dịch đau mắt đỏ chủ yếu là do siêu vi trùng Adenovirus lây lan.
đau mắt đỏ” là bệnh do siêu vi trùng, vi trùng hoặc dị ứng gây nên. Dịch đau mắt đỏ chủ yếu là do siêu vi trùng Adenovirus lây lan. Đông y gọi đau mắt đỏ là “Xích nhãn” hay “Hoả nhãn”. Khi mắc phải, người bệnh thường có triệu chứng: mắt đỏ, sung huyết, chảy nước mắt, nhiều dử, mắt cộm, khó mở, sợ ánh sáng, có thể bị một mắt rồi lây sang mắt thứ hai hoặc đồng thời cả hai mắt đều bị, một số trường hợp thị lực suy giảm làm mắt mờ, khả năng nhìn kém.

Nguyên nhân sinh bệnh chủ yếu do kinh can phong nhiệt gây nên, bệnh mang tính truyền nhiễm lây lan thành dịch rất nhanh trong gia đình và cộng đồng ảnh hưởng tới sinh hoạt, học tập và công tác. Để ngăn chặn bệnh lây nhiễm, trước hết cần chú ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ, hạn chế sự tiếp xúc với người bệnh.

Về chữa trị, xin giới thiệu một số bài Thu*c đơn giản thường dùng có tác dụng thanh can sáng mắt, chữa chứng mắt đỏ, sưng đau, viêm kết mạc, chảy nước mắt như sau:

Bài 1: chi tử 10g, cúc hoa 10g, cam thảo 4g. Sắc uống.

Bài 2: tang diệp 12g, cúc hoa 12g, thảo quyết minh 10g. Sắc uống.

Bài 3: hạ khô thảo 12g, thảo quyết minh 10g, bồ công anh 12g. Sắc uống.

Bài 4: linh dương giác 2g, cúc hoa 12g, mạn kinh tử 12g. Sắc uống.

Bài 5: cúc hoa 9g, lá dâu 6g, câu đằng 6g, liên kiều 9g, cát cánh 6g, cam thảo 3g, sa tiền thảo 9g. Sắc uống.

Bài 6: thảo quyết minh 16g, cúc hoa 12g, hoàng liên 8g, hạ khô thảo 16g hoặc nga bất thực thảo (cỏ cóc mẩn) 15g. Sắc uống.

Bài 7: bạch cúc hoa 6g, bạch tật lê 4g, khương hoạt 4g, mộc tặc 6g, thuyền thoái 4g nghiền thành bột, uống với nước chè sau bữa ăn hoặc đem sắc uống.

Bài 8: sa tiền tử 18g, bạch tật lê, hoàng cầm, thảo quyết minh, long đởm thảo, cúc hoa mỗi thứ 18g. Tán thành bột, uống mỗi lần 9g, ngày 3 lần với nước cháo.

Bài 9: thục địa 32g, sơn thù 16g, hoài sơn 16g, trạch tả 12, mẫu đơn bì 12, bạch phục linh 12g, cúc hoa 12g, câu kỳ tử 12g (Kỷ cúc địa hoàng thang).

Bài 10: thạch quyết minh 12g, tang diệp 16g, câu kỳ tử 12g, sắc uống hoặc dùng thạch quyết minh 24g nấu với gan dê hoặc gan lợn chia 2 lần ăn trong ngày.

Bài 11: thanh tương tử (hạt cây mào gà trắng) 5g, quyết minh tử 10g, hoàng liên 2g, tần giao 2g, tiền hồ 3g, đại hoàng 3g, thăng ma 3g, hoàng cầm 2g, chi tử nhân 5g, trần bì 3g, chỉ xác 3g, địa cốt bì 3g, huyền sâm 4g, xích thược 5g, linh dương giác 0,5g, sa tiền tử 5g, cúc hoa 8g, cam thảo 5g tán thành bột, mỗi lần uồng 8-10g, ngày 3 lần, sau bữa ăn.

Bài 12: Chữa đau mắt đỏ phù nề, mờ mắt: thảo quyết minh, cam cúc hoa, sơn chi tử, cốc tinh thảo, mạn kinh tử mỗi vị 10g; xuyên khung, thuyền thoái, phòng phong, khương hoạt, cam thảo, hoàng cầm, mộc tặc, kinh giới, bạch tật lê, mật hồng hoa mỗi thứ 5g. Tán thành bột uống 3-6g/lần, ngày 2-3 lần.

Bài 13: chữa nhức đầu, mắt đỏ, sưng đau: thảo quyết minh 10g, mộc tặc 4g, thược dược 4g, hoàng cầm 4g, khương hoạt 4g; cam thảo, mạn kinh tử, xuyên khung mỗi thứ 4g; thạch quyết minh 10g, cúc hoa 8g, tán thành bột uống mỗi lần 5g, ngày 2-3 lần.

Thu*c dùng ngoài:

Bài 1: tang diệp, cúc hoa, lá tre, bạc hà mỗi thứ 1 nắm, nấu nước xông, ngày 2 lần. Hoặc lá dâu đem giã nhỏ, vắt lấy nước cốt tẩm vào miếng gạc sạch, đắp lên mắt ngày 2 - 3 lần sẽ làm tan sung huyết.

Bài 2: lá diếp cá tươi (ngư tinh thảo) vừa uống trong vừa giã nhuyễn đắp ngoài ngày dùng 50-100g, chia vài lần..

Bài 3: chi tử diệp (lá dành dành) giã nát vắt lấy nước cốt, tẩm vào gạc sạch, đắp lên mắt, ngày 2-3 lần.

Bài 4: hòe giáp (quả hòe), bạc hà mỗi thứ 5g, sắc kỹ, xông, sau đó uống ngày 3 lần sau bữa ăn, liên tục 2-3 ngày. Kết hợp dùng lá thơm tử tô, kinh giới, bạc hà, lá chanh thái nhỏ, chà nát, bọc vào gạc sạch, đắp lên mắt.

DS. Phạm Hinh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/dong-y-tri-dau-mat-do-n128218.html)

Tin cùng nội dung

  • Đau mắt đỏ là tên gọi của bệnh viêm kết mạc. Nguyên nhân chủ yếu gây đau mắt đỏ là do virut Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu... gây ra.
  • Các thắc mắc về đau mắt đỏ và sử dụng Thu*c V-rohto, Tobrex (Tobramicin), collydexa, Natri clorid (nước muối S*nh l*), Oflovid...
  • Khi bạn có tuổi, nguy cơ đục thủy tinh thể, thị lực suy giảm luôn rình rập. Vậy tại sao không trang bị “vũ khí” bảo vệ mắt ngay từ bây giờ bằng các thực phẩm dưới đây:
  • Ớt cay không những hữu dụng đối với người bị phong hàn mà nó còn có công dụng tuyệt vời trong việc điều chỉnh mỡ máu.
  • Ung thư võng mạc là một bệnh lý khối u ác tính nguyên phát, thường gặp nhất ở trẻ em. Phần lớn trường hợp là xảy ra ở một bên mắt.
  • Trong y học cổ truyền, đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp tính) là một bệnh thường gặp do dịch độc, nhiệt độc của thời tiết xâm nhập vào mắt gây nên.
  • Theo Đông y, hạ khô thảo vị đắng, cay, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh can hỏa, tán uất kết, tiêu ứ, sáng mắt.
  • Theo Đông y, đau mắt đỏ chủ yếu do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên một diện rộng, hiệp với thấp nhiệt phối hợp với nhau mà gây bệnh. Biểu hiện của bệnh là lúc đầu thấy ngứa, cộm, chảy nước mắt, đây là lúc độc phong tà xâm nhập tại chỗ mà gây ra, sau đó nhanh chóng sưng là quá trình chính khí và tà khí giao tranh nên mắt đau, nhiều dử. Sau đây là một số bài Thu*c đơn giản trị bệnh này, bạn đọc có thể tham khảo áp dụng.
  • Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc cấp (nguyên nhân do virut là chủ yếu), có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, thường hay gặp vào mùa hè. Bệnh lây lan trong cộng đồng, tạo nên dịch viêm kết mạc cấp. Theo y học cổ truyền, đau mắt đỏ gọi là hồng nhãn, hỏa nhãn. Nguyên nhân do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên diện rộng hiệp với thấp nhiệt gây nên. Dưới đây là bài Thuốc theo từng thể bệnh.
  • Viêm kết mạc, (đau mắt đỏ), là bệnh lý thường gặp của mắt. Bệnh thường dễ lây lan và tạo thành dịch, nếu không được điều trị và phòng ngừa đúng cách.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY