Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Dùng nhiều Thuốc - Hại nhiều hơn lợi

Có nhiều người khi đi khám bệnh, bác sĩ kê đơn cho dùng 1 - 2 loại Thuốc thì có vẻ không hài lòng và đánh giá trình độ của bác sĩ còn hạn chế. Vậy việc dùng nhiều Thuốc cùng một lúc có lợi hay không?
Có nhiều người khi đi khám bệnh, bác sĩ kê đơn cho dùng 1 - 2 loại Thuốc thì có vẻ không hài lòng và đánh giá trình độ của bác sĩ còn hạn chế. Vậy việc dùng nhiều Thuốc cùng một lúc có lợi hay không?

dùng nhiều Thuốc

Không biết, vô ý dùng trùng Thuốc: Một Thuốc gốc có nhiều tên biệt dược khác nhau. Khi đang dùng Thuốc này thấy chưa đỡ, người bệnh lại dùng thêm Thuốc khác. Song thực chất hai Thuốc này lại chứa cùng một hoạt chất. Hay gặp nhất là các Thuốc có chứa paracetamol (hạ sốt, giảm đau).

Bị nhiều bệnh, dùng cùng lúc nhiều loại Thuốc: Lẽ ra khi bị nhiều bệnh, cần đi khám. Thầy Thuốc xem bệnh nào là bệnh chính, cấp thiết, cần tập trung điều trị trước, bệnh nào thứ yếu có thể tự khỏi khi chữa xong bệnh chính hoặc chỉ dùng Thuốc phụ trợ chữa triệu chứng, theo nguyên tắc chữa bệnh này không làm nặng thêm bệnh kia. Người già thường bị nhiều bệnh lại hay tự ý dùng Thuốc và theo kiểu “đau đâu chữa đó”. Các Thuốc này có khi làm mất tác dụng của nhau hay ngược lại làm tăng tác dụng, đặc biệt là tác dụng không mong muốn (chuyên môn gọi là tương tác). Một ví dụ: bị đau dạ dày đã dùng cimetidin, khi thấy mất ngủ lại tự dùng thêm Thuốc ngủ. Cimetidin vốn có tác dụng phụ gây lú lẫn, kích động, hoang tưởng khi dùng thêm Thuốc ngủ thì các tác dụng phụ này nặng thêm làm cho buồn ngủ kéo dài, lú lẫn, không chủ động được, đi lại dễ bị ngã. Thực tế, có trường hợp dùng nhiều Thuốc phức tạp hơn nhiều. Nếu đi khám, thầy Thuốc sẽ cân nhắc cho ít loại Thuốc hơn (ví dụ như có thể thay một thứ Thuốc tiểu đường thế hệ mới có tác dụng giảm bớt sự tăng huyết áp và nếu có cho Thuốc hạ huyết áp cũng chỉ cho ở mức vừa đủ.)

Hiểu nhầm một số Thuốc là Thuốc bổ, dùng kéo dài: Thường có quảng cáo Thuốc bổ dưỡng cho gan, thận, phổi... chế từ các thảo mộc. Có người bị bệnh liên quan đến các bộ phận đó, dùng theo quảng cáo với ý muốn làm cho chúng mạnh lên, nhưng kết quả thì ngược lại. Ví dụ: khi bị viêm gan B, vào giai đoạn virut đã ổn định, thầy Thuốc cho Thuốc tăng cường chức năng gan (như các sản phẩm có diệp hạ châu). Khi chức năng gan đã bình thường thì cắt Thuốc này. Người bệnh tưởng Thuốc đó là Thuốc bổ gan, cứ mua dùng, làm cho gan mệt thêm (vì gan phải làm việc để chuyển hóa Thuốc).

Sẵn có Thuốc trong nhà, khi thấy có khó chịu thì dùng tăng liều: Đối với người bị tăng huyết áp, dùng mỗi ngày một viên Thuốc hạ huyết áp là đủ. Khi ồn ào hay khi suy nghĩ căng thẳng sẽ bị nhức đầu, huyết áp tăng nhẹ, chỉ cần nghỉ ngơi yên tĩnh là huyết áp quay về mức đã kiểm soát mà không phải dùng thêm Thuốc hoặc tăng liều Thuốc cũ. Tuy nhiên, một số người tự ý dùng thêm 1 - 2 lần. Dùng liều quá cao như thế, huyết áp tụt đột ngột, nguy hiểm.

Kê đơn, bán Thuốc không đúng: Do thời gian khám eo hẹp, thiếu phương tiện xét nghiệm, trình độ chuyên môn chưa cao, chẩn đoán chưa chính xác bệnh nên một số thầy Thuốc cho dùng Thuốc bao vây. Ví dụ, một người khi bị ho không có sốt, ngoài việc dùng Thuốc ho, cộng thêm kháng sinh (nhằm dự phòng nhiễm khuẩn), Thuốc kháng histamin, corticoid (nhằm dự phòng có thể ho do dị ứng), Thuốc an thần gây ngủ (làm cho ngủ đi, đỡ bị ho). Phổ biến nhất hiện nay là khi bị một bệnh nhiễm khuẩn chưa chẩn đoán chắc chắn lại cho dùng kháng sinh phổ rộng hay cho dùng nhiều loại kháng sinh. Dùng như vậy là chưa theo đúng nguyên tắc, sẽ làm tăng sự kháng Thuốc.

Do muốn kê đơn nhiều Thuốc sẽ có hoa hồng, bán nhiều Thuốc sẽ có nhiều lãi nên thầy Thuốc, người bán Thuốc cố ý cho người bệnh dùng rất nhiều Thuốc. Trung bình mỗi đơn Thuốc, mỗi lần bán Thuốc có đến 5 - 6 loại, có không ít đơn 8 - 9 loại, thậm chí 10 - 15 loại.

Các nghiên cứu trên thế giới cho biết, nếu dùng 2 loại Thuốc chỉ có 5% nguy cơ xảy ra tương tác Thuốc. Nếu dùng 5 loại Thuốc, nguy cơ này là 50%, nếu dùng 8 loại Thuốc, nguy cơ này lên tới 100%.

Tại nước ta chưa có nghiên cứu chung nhưng những đơn Thuốc cho đến 8 - 9 loại Thuốc không phải là hiếm. Khuyến cáo của WHO và thực tế một số nước công nghiệp phát triển (như Thụy Điển) đã thực hiện được thì trung bình mỗi đơn Thuốc chỉ có 1,5 loại (một thứ Thuốc chính, cần lắm mới thêm một thứ hỗ trợ). Chi phí tiền Thuốc trong chi phí chung chỉ chiếm 25 - 30%. Ở nước ta, theo khảo sát tại một số bệnh viện, mỗi đơn Thuốc trung bình có tới 5 - 6 loại, chi phí tiền Thuốc chiếm tới 60 - 70%. Như vậy, dùng nhiều Thuốc còn gây cả tác hại về sức khỏe và kinh tế.

Khi bị bệnh cần khám mới dùng Thuốc. Mục tiêu đặt ra khi khám là để biết bệnh, dùng đúng Thuốc chứ không phải là để được cấp nhiều Thuốc. Có nhiều người bệnh BHYT khi thấy cho ít Thuốc thì cho rằng không đối xử tốt, đơn chẳng có gì. Đây là quan niệm hết sức sai lầm.

Theo qui chế kê đơn, thầy Thuốc chỉ được kê đơn vì mục đích chữa bệnh. Nếu vì mục đích chưa trong sáng mà kê nhiều Thuốc là vi phạm qui định. Điều này bản thân người kê đơn Thuốc, người bán Thuốc cần tự giác khắc phục, mặt khác, về quản lý cần có chế tài xử lý thích đáng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dung-nhieu-thuoc-hai-nhieu-hon-loi-17711.html)

Tin cùng nội dung

  • Hiện tại có loại Thu*c nào có thể ngăn cho việc bị tái lại không? Con tôi ăn uống chung với mẹ thì có bị lây không?
  • BS điều trị của em kêu kiêng ăn các sản phẩm từ sữa, trong khi thầy cô khuyên là uống sữa để giải độc.
  • Nhiều người đau dạ dày khi thức dậy sau bữa nhậu tối hôm trước. Bệnh gõ cửa vì dạ dày không chống đỡ nổi với cáci hóa chất, độc tố... xâm nhập qua đường tiêu hóa.
  • Dưa muối không được đề cao về mặt dinh dưỡng mà chỉ được xem là món tạo cảm giác giúp ngon miệng hơn mà thôi
  • Tôi đau dạ dày nhiều năm rồi. Lần này có dịp lên Sài Gòn học, Mangyte chỉ giúp tôi phòng khám uy tín với. Tôi cần chuẩn bị gì khi đi khám bệnh. Cảm ơn Mangyte nhiều nhé. (Nguyễn Thành Tín Trung, Hậu Giang)
  • Chào Mangyte, xin vui lòng cho tôi biết gói kiểm tra tăng huyết áp ở Phòng khám đa khoa quốc tế Yersin. Xin cảm ơn Mangyte nhiều nhiều. Đầu năm mới, xin kính chúc quý BS một năm An Khang - Thịnh Vượng và gặp nhiều điều vui, may mắn trong cuộc sống. (Phùng Sang - Quận 6, TPHCM),
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.