Vỏ khoai lang có nhiều chất kiềm, ăn khoai lang rất tốt cho những ai bị táo bón, nhưng ăn cả vỏ khoai lại không tốt cho tiêu hóa. những vết nâu, đốm đen trên vỏ khoai khi ăn vào có thể bị ngộ độc thực phẩm.
Vỏ khoai tây có chứa glycoalkaloids, chất này khi ăn vào rồi tích lũy trong cơ thể, đến một lượng nhất định sẽ gây độc. do không gây ngộ độc tức thì và không có triệu chứng rõ ràng, nên nhiều người vẫn tưởng rằng ăn vỏ khoai tây là không có vấn đề gì. khi bị ngộ độc, người bệnh sẽ có biểu hiện da xanh xao, nhợt nhạt, sức khỏe kém.
Những củ khoai tây đã mọc mầm hoặc có vỏ xanh sẽ càng độc hại hơn, khi đó lượng chất độc được sản sinh trong khoai càng cao, do đó, tuyệt đối không nên ăn. mặc dù việc gọt vỏ khoai có chút rắc rối nhưng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, tốt nhất bạn vẫn nên làm công việc này khi tiêu thụ khoai tây.
Củ sắn chứa nhiều acid Cyanhydric - loại chất gây ngộ độc - có nhiều ở vỏ. Vì vậy, khi chế biến sắn cần bỏ vỏ, ngâm trong nước trước khi luộc.
Vỏ của quả hồng làm đau dạ dày. điều này là do khi quả hồng còn non, axit tannic tập trung chủ yếu ở phần thịt quả, khi quả chín, axit tannic sẽ tập trung chủ yếu ở phần vỏ. chất độc này khi xâm nhập vào dạ dày, sẽ tạo ra một hóa chất kết hợp với protein trong thực phẩm, tạo ra những cục u lớn nhỏ, gọi là sạn trái hồng trong dạ dày, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm. do đó, bạn tuyệt đối không nên ăn quả hồng còn xanh. khi ăn hồng chín, hãy rửa sạch rồi gọt bỏ vỏ.
Vỏ mã thầy tập trung rất nhiều chất có hại cho cơ thể, có thể gây ra một số loại bệnh. khi ăn củ mã thầy sống hay dùng để chế biến món ăn cũng phải bóc vỏ trước cho thật sạch.
Cũng tương tự như vỏ khoai lang, việc ăn vỏ khoai mỡ có thể dễ dẫn đến tình trạng khó tiêu và tiêu chảy.
Vỏ cà chua không thể tiêu hóa được. Vì vậy, trước khi chế biến cần bóc toàn bộ vỏ cà chua.
Chủ đề liên quan:
chất độc chế biến món ăn củ mã thầy đau dạ dày khi ăn ngộ độc thực phẩm vỏ khoai tây