Tâm sự hôm nay

Đừng phụ lòng người bệnh

Thiết nghĩ BN đã vào bệnh viện chọn mình mổ rồi, người ta đặt niềm tin vào mình thì cớ lẽ gì mình phụ lại niềm tin của họ. Không có thời gian thì mổ ít lại để đừng phụ lòng người bệnh, chứ đừng nên vì quá tham, mổ nhiều.
Thiết nghĩ bệnh nhân (BN) đã vào bệnh viện chọn mình mổ rồi, người ta đặt niềm tin vào mình thì cớ lẽ gì mình phụ lại niềm tin của họ. Không có thời gian thì mổ ít lại để đừng phụ lòng người bệnh, chứ đừng nên vì quá tham, mổ nhiều.

BN đến bệnh viện khám vì do duyên số họ gặp một bác sĩ khám và điều trị cho họ, đôi khi mổ cho họ, mà phần lớn BN không biết khả năng hay trình độ của một bác sĩ đó. Phần lớn là vậy trong bệnh viện công, mai nhờ rủi chịu. Nhưng, cũng có một bộ phận không nhỏ BN đến bệnh viện khám xong yêu cầu bác sĩ nào đó mổ cho mình vì theo cảm tính của họ là bác sĩ đó là một bác sĩ giỏi, người có uy tín. Xuất phát từ những niềm tin như vậy họ gởi trao tính mạng của mình cho bác sĩ ấy. Nhưng đúng là duyên số, không tin không được.

Nhiều người BN mình đã gặp, sau khi họ để cho một giáo sư, tiến sĩ hay bác sĩ nào đó điều trị xong phải thốt lên câu “Biết vậy tôi không để ông ấy điều trị, hay mổ cho tôi, ân hận quá”. Những ân hận của BN mà thường chính người bác sĩ đó không nghe được, mà đồng nghiệp của mình chứng kiến, thậm chí phần lớn là các bác sĩ đàn em phải nghe câu đó. Những nỗi hối hận muộn màng này của BN, vết mổ cũng đã để lại sẹo, không thể nào quay ngược thời gian được.

Càng quyền cao chức trọng, càng bằng cấp cao, địa vị cao trong bệnh viện thì có lẽ người ta có nhiều BN. Giáo sư, trưởng khoa, phó khoa, họ tranh thủ ra phòng khám những ngày có đông BN đến khám. Họ có quyền lực, cho nên cái sự cần BN của họ co lẽ không nhiều, giống như không có BN này thì có BN khác vậy. BN thì vô tư, cứ thấy ai có nhiều bằng cấp chức vụ trong bệnh viện thì họ yêu cầu mổ. Nhưng, họ đâu biết rằng chính vì càng lên cao càng đông bệnh, vì nhiều lý do, họ đâu có thời gian mổ hết những BN của họ, họ toàn nhờ đàn em mổ dùm cho mình. Có khi họ đi công tác hay đi học ngoài bệnh viện, không có mặt trong bệnh viện, nhưng BN họ vẫn đang được mổ trong phòng mổ dưới tên của họ nhưng người khác làm. Họ có thể vừa khám bệnh ở phòng khám, BN thì đang mổ rải rác phòng này phòng kia… họ không mổ nhưng vẫn đứng tên mình trên những ca mổ đó. Có những lúc BN phát hiện được còn phần lớn thì không. Đặc biệt ở những ca gây tê tủy sống khi BN thì tỉnh trong suốt cuộc mổ, BN để ý không thấy ông bác sĩ thân yêu của mình mổ cho mình, mà lại thấy ông khác đang làm, trong tình trạng cá nằm trên thớt nên đành cắn răng chịu đựng.

Có những ông quan bác sĩ , khi mổ xong chẳng cần xem lại bệnh, họ đâu có thời gian xem lại BN đã mổ xong, vì nếu xem lại bệnh chăm sóc BN kỹ lưỡng thì còn thời gian đâu đi tìm BN khác nữa mà mổ. BN biết hết, buồn. Sao thấy BN kế bên giường của mình được ông bác sĩ mổ chăm sóc tận tình sau mổ còn mình thì không, nhưng chuyện đã lỡ rồi, bát nước đã đổ không hốt lại được.

Thiết nghĩ BN đã vào bệnh viện chọn mình mổ rồi, người ta đặt niềm tin vào mình thì cớ lẽ gì mình phụ lại niềm tin của họ. Không có thời gian thì mổ ít lại để đừng phụ lòng người bệnh, chứ đừng nên vì quá tham, mổ nhiều. Mấy ông lớn thì làm không hết việc, mấy bác sĩ trẻ thì ở không hoặc bị bắt nhờ phụ hay mổ dùm cho các đại gia, dù họ có làm được đi chăng nữa. Như vậy mà xem được chăng? Về phía BN thì mình đang phụ lại lòng tin của họ, còn về phía người đàn em họ xem mình là…

Mong lắm thay!

BS. Hai Lúa

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dung-phu-long-nguoi-benh-8397.html)
Từ khóa: người bệnh

Chủ đề liên quan:

người bệnh

Tin cùng nội dung

  • Tôi mới đi khám và được chẩn đoán mắc sỏi mật, tôi rất lo lắng. Xin quý báo tư vấn giúp chế độ ăn phù hợp với người bệnh sỏi mật. Tôi xin cảm ơn. Đỗ Văn Nghĩa (Gia Lai)
  • Suy thận mạn tính là tổn thương không phục hồi của các đơn vị thận, làm chức năng thận suy giảm dần dần và vĩnh viễn theo thời gian.
  • Người bị bệnh thận hay băn khoăn nên uống nước như thế nào là đủ? Vì thận yếu, uống nhiều sợ làm thận yếu thêm, nhưng uống ít lại e là cơ thể không đủ nước.
  • Chị tôi năm nay 32 tuổi, hơn một năm trước chị ấy bị phù toàn thân, tái đi tái lại nhiều lần. Đã đi khám và bác sĩ cho biết bị viêm cầu thận mạn tính.
  • Bệnh trĩ là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại.
  • Bệnh dạ dày là bệnh thường gặp, trước kia bệnh được coi là nan y vì có nhiều biến chứng và hay đau tái phát.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY