Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Dùng Thuốc trị viêm loét dạ dày - tá tràng

Việc dùng Thuốc điều trị trong bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng (VLDDTT) do bác sĩ đìêu trị chỉ định. Bên cạnh việc dùng Thuốc, cần có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt nghỉ ngơi, hợp lý.

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày - tá tràng (VLDDTT) là do có sự mất sự cân bằng giữa quá trình hủy hoại và quá trình bảo vệ đối với niêm mạc DD-TT, quá trình hủy hoại chiếm ưu thế hơn dẫn đến làm tổn hại hoặc làm mất chất liệu niêm mạch gây viêm loét. Viêm là đã có tổn thương (như: bị sung huyết, phù nề) nhưng chưa mất chất liệu niêm mạc như trường hợp bị loét.

Quá trình hủy hoại niêm mạch là quá trình tạo bởi các yếu tố có khả năng ăn mòn, hủy hoại niêm mạc. Đó là axít hydrocloric (HCl) và pepsin là thành phần chính của dịch vị do dạ dày tiết ra nhằm tiêu hóa thức ăn và nếu tiêu hóa được thức ăn thì cũng có nghĩa dịch vị tiêu hóa được niêm mạc. Đặc biệt, khi có sự tăng tiết axít dịch vị thì sẽ gây co thắt cơ trơn dạ dày và gây đau. Quá trình hủy hoại còn do những chất từ ngoài đưa vào như: rượu bia, Thuốc chống viêm không steroid (NSAID), và đặc biệt do sự nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Người ta ghi nhận có khoảng 50 - 80% dân số trên thế giới nhiễm HP và khoảng 70% số bệnh nhân loét dạ dày, 90% bệnh nhân loét tá tràng có sự hiện diện của loại vi khuẩn này ở niêm mạc dạ dày.

Gây mất cân bằng giữa quá trình hủy hoại và quá trình bảo vệ niêm mạc, người ta còn đề cập đến yếu tố căng thẳng thần kinh (stress).

Vì VLDDTT do nhiều yếu tố gây ra nên trong điều trị viêm loét hiện nay có đặt vấn đề là ngoài dùng Thuốc có kháng sinh để tiệt trừ vi khuẩn HP còn phải dùng nhiều thứ Thuốc khác.

Phác đồ chuẩn tiệt trừ HP hiện nay là phối hợp 3 Thuốc: omeprazol hoặc một ức chế bơm proton khác kết hợp 2 kháng sinh là amoxicillin và clarithromycin, cụ thể đơn Thuốc bác sĩ thường chỉ định: (omeprazol 20mg amoxicillin 1g clarithromycin 250mg) x 2 lần/ngày, dùng trong 14 ngày.

Ngoài dùng Thuốc phối hợp với kháng sinh để trị HP, bác sĩ có thể cho dùng thêm Thuốc khác, như: dùng Thuốc chống co thắt cơ trơn (như No-spa) để giảm đau, Thuốc trung hòa axít dịch vị (gọi là Thuốc kháng axít như: Maalox, Stomafar, Simelox, Phosphalugel…), Thuốc chống tiết axít là Thuốc ức chế bơm proton (omeprazol, esomeprazol, lansoprazol…) hoặc Thuốc kháng thụ thể H2 (ranitidine), Thuốc hóa giải stress, an định thần kinh (sulpirid, diazepam…).

Người bệnh cần đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán xác định bệnh. Bởi vì tùy theo mức độ bệnh: rối loạn tiêu hóa giống loét (có triệu chứng giống loét nhưng chẩn đoán xét nghiệm không có loét), viêm và nặng hơn là loét (loét được định nghĩa đã có sự mất chất liệu niêm mạc) mà chế độ điều trị bằng Thuốc có khác nhau. Riêng loét dạ dày rất cần khám thường xuyên vì bệnh lý này có nguy cơ trở thành ung thư dạ dày, cần phát hiện sớm để chữa trị kịp thời.

Thời gian trị VLDDTT thường kéo dài (có khi cả tháng, thậm chí kéo dài hơn) đòi hỏi người bệnh phải kiên trì, dùng đủ và đúng Thuốc. Tránh tình trạng bỏ Thuốc nửa chừng hoặc đang điều trị nhưng lại “đổi thầy, đổi Thuốc lung tung”.

Bên cạnh việc dùng Thuốc, phải có chế độ sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Tránh sự xúc động, căng thẳng thần kinh, phiền muộn thái quá. Có lời khuyên, phải thật cẩn thận trong dùng Thuốc, đặc biệt dùng Thuốc NSAID thường gây viêm loét.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ hỗ trợ việc điều trị. Người bệnh vẫn cần ăn uống đầy đủ chất, không kiêng khem quá đáng. Có 2 thái cực cần tránh trong ăn uống: không để đói quá mới ăn cũng không nên ăn no quá. Có thể ăn nhiều bữa hơn, rải đều trong ngày. Tránh hoặc hạn chế dùng các loại thực phẩm mà bản thân không hợp, gia vị quá cay nóng, các chất như bia rượu, Thuốc lá có tác dụng kích thích làm tăng tiết nhiều axít dịch vị.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dung-thuoc-tri-viem-loet-da-day-ta-trang-13691.html)

Tin cùng nội dung