Răng , Hàm , Mặt hôm nay

Ê buốt răng - dấu hiệu cần quan tâm

Ê buốt răng hay còn gọi răng nhạy cảm là hiện tượng răng có triệu chứng ê buốt khi ăn, uống các loại thực phẩm chua, ngọt, hoặc nóng, lạnh...

Nguyên nhân do đâu ?

Trên thực tế có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây lộ ngà răng như: vỡ và rạn nứt răng do chấn thương, mòn răng do nghiến răng, sử dụng thức ăn cứng trong thời gian dài, trên bệnh nhân mất răng từng phần không làm phục hình, ăn nhiều thực phẩm chứa axit, sâu răng...  Đôi khi, chúng ta sử dụng nước súc miệng hằng ngày nhiều lần trong thời gian dài cũng là yếu tố nguy cơ khiến răng nhạy cảm, vì trong nước súc miệng có chứa axit. Nhưng có lẽ một trong những nguyên nhân hay gặp nhất là do chải răng không đúng cách dẫn đến tụt lợi và xuất hiện tổn thương mất men tại cổ răng. Trong trường hợp này, bệnh nhân thường bị tổn thương trên nhiều răng với các mức độ nặng nhẹ khác nhau ở cả hai hàm.
 Ảnh minh họa (nguồn Internet) 

Biện pháp điều trị

Khi lên kế hoạch điều trị, việc đầu tiên là các bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân hạn chế các yếu tố nguy cơ, sau đó tùy vào tình trạng răng miệng và độ nhạy cảm ngà răng để đưa ra phương pháp cụ thể cho từng trường hợp.

Bệnh nhân cần được hướng dẫn chải răng đúng cách: không đánh răng quá mạnh và đưa ngang bàn chải, nên dùng bàn chải lông mềm, thay bàn chải 3 tháng/ lần, chải răng nhẹ nhàng lên xuống. Răng nhạy cảm cần được tăng cường chất lượng yếu tố bảo vệ (men răng, ngà răng) thông qua sử dụng  kem đánh răng chuyên dụng, Thu*c bôi hoặc nước súc miệng tại chỗ có chứa các thành phần hóa học như hydroxyapatite, fluoride, potassium nitrate...  Đồng thời, các bệnh nhân được khuyên nên hạn chế sử dụng các thực phẩm có khả năng gây kích thích tủy răng, dùng máng ngậm trong trường hợp nghiến răng, hàn các răng sâu... Bên cạnh đó,đối với bệnh nhân bị mòn răng, tùy vào vị trí và mức độ sẽ đươc tiến hành phục hồi mô men răng đã mất bằng các vật liệu thay thế. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nhân để tổn thương quá nặng mới đến khám dẫn đến tụt lợi, răng bị mất tổ chức quá nhiều.  Lúc này, bệnh nhân có thể được ghép tổ chức bù lại phần lợi bị tụt để che phủ chân răng và cổ răng, tránh mòn tổ chức cứng của răng. Đôi khi, nếu không còn cách nào tốt hơn để ngăn chặn sự nhạy cảm tủy thì việc tiến hành điều trị tủy là cần thiết. Lúc đó, tủy răng sẽ được lấy bỏ và thay thế bởi các vật liệu nha khoa, bệnh nhân sẽ hoàn toàn mất cảm giác ê buốt.

AloBacsi.vnTheo Sức khỏe & Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/e-buot-rang-dau-hieu-can-quan-tam-n43553.html)

Chủ đề liên quan:

buốt răng ê buốt răng mangyte.vn

Tin cùng nội dung

  • Khí phế thũng là một bệnh tiến triển lâu ngày và là nguyên nhân hàng đầu gây thở hụt hơi (hơi thở ngắn).
  • Lao họng nguyên phát thường biểu hiện không rõ rệt, chỉ giống như viêm amidan thông thường
  • Kháng sinh thích hợp là lựa chọn đầu tiên đối với giãn phế quản khạc đờm mủ nhằm loại bỏ nhiễm khuẩn làm trầm trọng thêm tình trạng giãn
  • Hội chứng ngừng thở khi ngủ thường gặp nhất ở lứa tuổi trung niên, tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi, nam gặp nhiều hơn nữ.
  • Bệnh hen suyễn có khả năng gây đột tử nhưng nếu được điều trị đúng, người bệnh có thể sống an toàn, bình thường như mọi người.
  • Ho xảy ra nhiều trong một năm, từng đợt, dễ xuất hiện khi trời lạnh hoặc thay đổi thời tiết, có thể ho khan, thường ho có đờm màu trắng, có bọt.
  • Bụi và ký sinh trùng từ màn hình máy tính công sở là tác nhân trực tiếp khiến người làm trong văn phòng dễ bị nghẹt mũi, hắt hơi, phát ban da và kích ứng mắt.
  • Bệnh thường gặp ở dân văn phòng bao gồm đau lưng, viêm cơ, gân để lâu có thể gây biến chứng nguy hiểm.
  • Tôi rất có ý thức giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng thường xuyên sau khi ăn xong, ngậm nước súc miệng...
  • Tôi 50 tuổi, gần đây hay buốt răng khi ăn nóng, lạnh nhất là khi đánh răng. Tôi đã đi khám bác sĩ nói bị mòn cổ răng và trám mấy lần rồi nhưng không khỏi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY