Thuốc A - Z hôm nay

Hướng dẫn sử dụng thuốc và biệt dược tìm theo danh mục, dạng thuốc, cơ chế tác dụng, dược động học, chỉ định, chống chỉ định, liều lượng, tác dụng phụ

E Zinc - Thuốc điều trị hỗ trợ tiêu chảy cấp

Điều trị hỗ trợ tiêu chảy cấp (cùng ORS nồng độ thẩm thấu thấp): Uống 1 lần/ngày trong thời gian tiêu chảy, trong 10-14 ngày ngay cả khi đã hết tiêu chảy.

Nhà sản xuất

United International Pharma.

Thành phần

Mỗi mL (dạng giọt): Kẽm nguyên tố 10 mg (dưới dạng Kẽm sulfate monohydrate 27.5 mg). Mỗi 5 mL (1 muỗng cà phê): Kẽm nguyên tố 20 mg (dưới dạng Kẽm sulfate monohydrate 55 mg).

Chỉ định/công dụng

Điều trị hỗ trợ tiêu chảy cấp. Nhiễm trùng tái diễn ở đường hô hấp, da. Giúp hỗ trợ tăng trưởng và phát triển thể chất.

Liều dùng/hướng dẫn sử dụng

Điều trị hỗ trợ tiêu chảy cấp (cùng ORS nồng độ thẩm thấu thấp): Uống 1 lần/ngày trong thời gian tiêu chảy, & trong 10-14 ngày ngay cả khi đã hết tiêu chảy. < 6 tháng: 1 mL (dạng giọt) hoặc 2.5 mL (½ muỗng cà phê). ≥ 6 tháng: 2 mL (dạng giọt) hoặc 5 mL (1 muỗng cà phê). Hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ. Bổ sung dinh dưỡng: Uống 1 lần/ngày. 6 -11 tháng: 0.5 mL (dạng giọt). 1- 3 tuổi.: 0.5 mL (dạng giọt) hoặc 1.25 mL (¼ muỗng cà phê). 4 – 8 tuổi.: 2.5 mL (½ muỗng cà phê). Người lớn & trẻ 9 -13 tuổi.: 2.5 - 5 mL (½-1 muỗng cà phê). Hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.  

Chống chỉ định

Mẫn cảm với thành phần trong công thức.

Thận trọng

Nếu quên một liều: Dùng liều kế tiếp và các liều tiếp theo như khuyến cáo (1 lần mỗi ngày). Không dùng gấp đôi liều trừ khi được bác sĩ khuyên dùng.

Phản ứng phụ

Buồn nôn, nôn (liều > 30mg kẽm nguyên tố).

Phân loại

Các liệu pháp bổ trợ & Thực phẩm chức năng.

Trình bày/đóng gói

E-Zinc. Thuốc giọt uống 10 mg/mL.

E-Zinc. Thuốc nước uống 20 mg/5 mL.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/e/e-zinc/)

Tin cùng nội dung

  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Trí nhớ kém là một trong các triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân tâm thần.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Tiêu chảy có thể xảy ra cấp tính (xuất hiện đột ngột và kéo dài không quá 4 tuần) hay mạn tính (dai dẳng). Tiêu chảy dẫn đến tình trạng mất nước, gây mệt mỏi, chóng mặt, mất ý thức, nhịp tim nhanh, hôn mê
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY