Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Em bé bị chó cắn nát mặt

Phú Thọ-Bé trai ba tuổi ở huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, đang chơi nhà hàng xóm thì bị con chó tấn công, cắn trọng thương vùng mặt.

Vùng mặt và đầu có nhiều vết rách sâu, bé sốc, hoảng loạn, mất máu và khóc liên tục, người thân đưa đến Trung tâm cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, Phú Thọ, chiều 24/5. Các bác sĩ cầm máu, hồi sức tích cực, mổ cấp cứu. Khoang miệng của bệnh nhân dập nát phức tạp, vùng tai bên phải có chỗ gần đứt rời. Sau khi được phẫu thuật xử trí các tổn thương, hiện tình trạng em bé ổn định.

Vài tháng gần đây, bệnh viện liên tục tiếp nhận và cấp cứu nhiều bệnh nhân bị chó nuôi tấn công, đều là do vật nuôi trong nhà hoặc vật nuôi từ nhà hàng xóm. Trẻ bị chó tấn công chủ yếu trong độ tuổi từ 2 đến 6, chưa có kỹ năng phòng vệ cho bản thân.

Theo các chuyên gia, khi bị chó cắn, nạn nhân cần sơ cứu và rửa ngay vết thương bằng xà phòng hoặc nước sạch trong vòng 15 phút. Tốt nhất nên rửa vết thương dưới vòi nước chảy, sau đó sát trùng lại bằng cồn hoặc cồn i-ốt để giảm thiểu lượng virus dại. Khi nạn nhân bị mất máu quá nhiều, người nhà cần đưa đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu cầm máu kịp thời.

Bác sĩ khuyến cáo gia đình nên trông trẻ cẩn thận, nhất là trong đại dịch, khi nhiều nơi thực hiện giãn cách, học sinh nghỉ học... người dân cần tiêm vaccine phòng bệnh dại cho chó; chó nuôi phải xích, ra ngoài phải được rọ mõm. người bị chó cắn cần rửa ngay vết thương và đi khám, tiêm vaccine phòng dại càng sớm càng tốt.

Thúy Quỳnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/em-be-bi-cho-can-nat-mat-4283467.html)

Chủ đề liên quan:

chó cắn khám chữa bệnh

Tin cùng nội dung

  • Sau một tuần điều trị tích cực, được đặt nội khí quản và thở máy, ngày 26/5, bé V.D.N. (2 tháng tuổi, Hà Đông, Hà Nội) đã bắt đầu tỉnh dần.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Một số người vội vàng giã các loại Thu*c nam để đắp vào vết cắn để không bị dại mà quên mất đi rằng khi này ta cần vệ sinh vết cắn để tránh nhiễm trùng thương.
  • Thời gian qua nhiều người đã dương tính với vi rút dại sau khi bị chó cắn, như gần đây là 10 trường hợp cùng xảy ra trên địa bàn thôn Tất Viên, xã Thủ Sĩ ở tỉnh Hưng Yên.
  • Chó, mèo là vật nuôi khá quen thuộc và gần gũi, nguy cơ bị chó, mèo cắn hoàn toàn có thể xảy ra. Sẽ rất nguy hiểm nếu như những con vật đó chưa được tiêm phòng, mang virút dại.
  • Chó là một vật nuôi quen thuộc và gần gũi trong mỗi gia đình, trẻ có nhiều cơ hội để tiếp xúc, đùa giỡn với chúng nên nguy cơ bị chó cắn rất dễ xảy ra.
  • Khi bị chó cắn, phải xử trí như thế nào để bảo đảm an toàn?
  • (Mangyte) - Nguy cơ lớn nhất khi bị chó cắn là bạn có thể mắc bệnh dại. Căn bệnh này có thể gây Tu vong nên tuyệt đối không được coi thường.
  • Tôi muốn hỏi địa điểm chích ngừa bệnh dại do bị chó cắn khu vực quận Tân Phú, Bình Tân. Nếu có làm việc thứ 7 và chủ nhật càng tốt. Xin cảm ơn! (Tuấn - Bình Tân) Cho tôi hỏi, ngày tết nếu chẳng may đi đường bị va quệt xe trầy chân tay cần phải đi chích ngừa phong đòn gánh thì phải làm sao? Hình như trong 24h đầu chích kiểu khác, sau 24h chích kiểu khác phải không Mangyte? (Thanh Bình - Q. Gò Vấp)
  • Chó thường không cắn trừ khi cảm thấy bị đe dọa và trẻ em thường là nạn nân của chúng. Không bao giờ được để trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ một mình với chó. Bài viết này giúp cho bạn biết cách dạy con bạn làm thế nào để tránh bị chó cắn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY