Thuốc A - Z hôm nay

Hướng dẫn sử dụng thuốc và biệt dược tìm theo danh mục, dạng thuốc, cơ chế tác dụng, dược động học, chỉ định, chống chỉ định, liều lượng, tác dụng phụ

Foscavir - Thuốc điều trị sau ghép tủy

Theo dõi creatinin huyết thanh. Foscavir có thể liên quan sự giảm cấp tính canxi huyết thanh tương ứng với tỷ lệ truyền; co giật, liên quan sự thay đổi khoáng chất và điện giải trong huyết tương; sưng tấy và/hoặc viêm loét bộ phận Sinh d*c.

Nhà sản xuất

Fresenius Kabi Austria GmbH.

Thành phần

Mỗi mL: Foscarnet trisodium hexahydrat 24 mg.

Chỉ định/công dụng

Dự phòng và điều trị trước cytomegalovirus (CMV) sau ghép tủy ở bệnh nhân không có đáp ứng đầy đủ hoặc tái nhiễm CMV sau khi dùng ganciclovir. Điều trị viêm võng mạc do CMV ở bệnh nhân AIDS. Điều trị nhiễm trùng da và niêm mạc do Herpes simplex (HSV) ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch không đáp ứng với aciclovir.

Liều dùng/hướng dẫn sử dụng

Điều trị trước CMV (<100 ngày sau ghép) ghép tủy dị thân: liều cảm ứng 60 mg/kg x 2 lần/ngày trong 1- 2 tuần, liều duy trì 90 mg/kg/ngày cho đến khi test CMV (-), tổng thời gian điều trị tối thiểu: 2 tuần (nếu chỉ dùng liều cảm ứng) hoặc 3 tuần (nếu liều cảm ứng 1 tuần 2 tuần duy trì); ghép tủy tự thân: liều cảm ứng 60 mg/kg x 2 lần/ngày trong 1 tuần, liều duy trì 90 mg/kg/ngày đến khi test CMV (-) (tối thiểu 2 tuần), tái điều trị nếu test CMV ( ) sau khi ngừng Thuốc.

Điều trị trước CMV (> 100 ngày sau ghép) (ở bệnh nhân ghép tủy dị thân hoặc dùng steroid để chống thải ghép hoặc tiếp nhận liệu pháp kháng CMV trước 100 ngày sau ghép): liều cảm ứng 60 mg/kg x 2 lần/ngày, trong 2 tuần; liều duy trì 90 mg/kg/ngày, trong 1-2 tuần hoặc đến khi test CMV (-).

Điều trị dự phòng CMV (từ khi ghép tủy dị thân đến ngày thứ 100): liều cảm ứng 60 mg/kg x 2 lần/ngày trong 1 tuần, liều duy trì 90-120 mg/kg/ngày đến ngày thứ 100 sau ghép.

Viêm võng mạc do CMV ở người lớn: liều cảm ứng 60 mg/kg, truyền tĩnh mạch gián đoạn mỗi 8 giờ, trong 2 - 3 tuần tùy đáp ứng, thời gian truyền không nên ngắn hơn 1 giờ; duy trì tiếp 7 ngày trong 1 tuần miễn là liệu pháp còn thích hợp: khởi đầu 60 mg/kg, sau đó tăng đến 90 - 120 mg/kg nếu dung nạp liều khởi đầu và/hoặc viêm võng mạc tiến triển (có thể khởi đầu 90 mg/kg truyền trong khoảng 2 giờ, nếu viêm võng mạc tiến triển trong khi tiếp nhận liệu pháp duy trì: tái điều trị với phác đồ cảm ứng).

Nhiễm trùng da và niêm mạc do HSV ở người lớn: 40 mg/kg, truyền tĩnh mạch gián đoạn mỗi 8 giờ, trong 2 - 3 tuần hoặc đến khi lành vết thương, thời gian truyền không nên ngắn hơn 1 giờ.

Bệnh nhân suy thận: chỉnh liều theo ClCr.

Cách dùng

Dùng đường tĩnh mạch trung tâm hoặc tĩnh mạch ngoại vi (pha loãng).

Chống chỉ định

Quá mẫn với thành phần Thuốc.

Thận trọng

Bệnh nhân chạy thận nhân tạo (không khuyến cáo), mất nước lâm sàng (nên chữa khỏi trước khi bắt đầu điều trị), không dung nạp muối như bệnh cơ tim hoặc ăn kiêng kiểm soát muối (không nên dùng). Không tiêm tĩnh mạch nhanh.

Theo dõi creatinin huyết thanh. Foscavir có thể liên quan sự giảm cấp tính canxi huyết thanh tương ứng với tỷ lệ truyền; co giật, liên quan sự thay đổi khoáng chất và điện giải trong huyết tương; sưng tấy và/hoặc viêm loét bộ phận Sinh d*c.

Nếu gặp dị cảm ở chi hoặc buồn nôn: giảm liều. Nếu không có đáp ứng hoặc kết quả tệ hơn sau đáp ứng ban đầu: xem xét ngừng điều trị.

Phụ nữ có thai (không khuyến cáo), cho con bú (cân nhắc nguy cơ và lợi ích, ngừng cho con bú hoặc ngừng điều trị).

Nam giới điều trị với Foscavir không nên có con trong và sau khi điều trị 6 tháng. Lái xe, vận hành máy móc.

Phản ứng phụ

Rất thường gặp: Giảm bạch cầu hạt, thiếu máu. Giảm cảm giác thèm ăn; hạ kali, magie, canxi máu. Chóng mặt, nhức đầu, dị cảm. Tiêu chảy, buồn nôn, nôn. Ban da. Suy nhược, ớn lạnh, mệt mỏi, sốt. Tăng creatinin máu, giảm haemoglobin.

Thường gặp: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính. Nhiễm trùng. Tăng phosphat máu, hạ natri máu, hạ phosphat máu, tăng alkaline phosphatase máu, tăng lactate dehydrogenase máu. Hung hăng, kích động, lo âu, tình trạng lú lẫn, trầm cảm, căng thẳng. Phối hợp bất thường, giảm cảm giác, co thắt cơ vô thức, bệnh thần kinh ngoại vi, run. Tim đập nhanh. Tăng huyết áp, hạ huyết áp, viêm tắc tĩnh mạch. Đau bụng, táo bón, khó tiêu, viêm tụy. Chức năng gan bất thường, tăng men gan, AST, ALT. Ngứa. Đau cơ. Tổn thương thận, suy thận cấp, bí tiểu, đa niệu. Khó chịu và loét cơ quan Sinh d*c. Khó ở, phù nề. Giảm thanh thải creatinin thận, điện tâm đồ bất thường.

Tương tác

Thuốc gây độc thận khác như aminoglycosid, amphotericin B, ciclosporin A, aciclovir, methotrexat, tacrolimus (Foscavir có thể làm giảm chức năng thận, do đó có thể làm tăng độc tính). Ritonavir, saquinavir (chức năng thận bất thường đã được báo cáo). Thận trọng khi dùng đồng thời Thuốc ảnh hưởng nồng độ canxi huyết thanh khác như pentamidin (suy thận và hạ canxi máu có triệu chứng (dấu Trousseau và Chvostek) đã được quan sát thấy).

Phân loại/thai kỳ

Mức độ C: Các nghiên cứu trên động vật phát hiện các tác dụng phụ trên thai (gây quái thai hoặc thai ch*t hoặc các tác động khác) và không có các nghiên cứu kiểm chứng trên phụ nữ; hoặc chưa có các nghiên cứu trên phụ nữ hoặc trên động vật. Chỉ nên sử dụng các Thuốc này khi lợi ích mang lại cao hơn nguy cơ có thể xảy ra cho thai nhi.

Thuốc kháng virus [Antivirals].

Trình bày/đóng gói

Foscavir.

Dung dịch truyền tĩnh mạch 24 mg/mL.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/f/foscavir/)

Tin cùng nội dung

  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY