Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Gạo trắng: nguyên nhân gia tăng số bệnh nhân đái tháo đường

Gạo trắng là thực phẩm chính trong khẩu phần ăn của người Việt, với khoảng 70% năng lượng từ chất đường làm tăng mức độ đáp ứng đường máu ở Việt Nam trong độ tuổi từ 60-65, khiến nguy cơ bệnh đái tháo đường ĐTĐ tăng cao
Chiều 15-8, tại Hà Nội, Viện Dinh dưỡng quốc gia, Bộ Y tế đã phối hợp với Viện Nghiên cứu FANCL (Nhật Bản) tổ chức hội thảo cập nhật một số giải pháp về dinh dưỡng phòng chống bệnh đái tháo đường và ký kết chương trình hợp tác nghiên cứu về dinh dưỡng giữa hai viện.

Phát biểu tại hội thảo, TS. Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nêu rõ, Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đang phải đối mặt với gánh nặng ngày càng gia tăng của các bệnh không lây nhiễm, chủ yếu là tim mạch, ung thư và đái tháo đường. Đặc biệt, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ bệnh ĐTĐ tăng nhanh nhất thế giới. Qua các điều tra của ngành Y tế cho thấy năm 2012, tỷ lệ rối loạn dung nạp đường huyết lứa tuổi 30-69 là 12,%, tỷ lệ ĐTĐ lứa tuổi 30-69 là 5,7% tăng gấp đôi so với kết quả điều tra năm 2002. Trong khi đó theo số liệu của Quỹ đái tháo đường quốc tế (IDF), ước tính năm 2013, Việt Nam có khoảng 3,3 triệu người mắc và trên 50.000 ca Tu vong có liên quan tới bệnh ĐTĐ và nằm trong 5 nước có số mắc bệnh cao nhất khu vực Tây Thái Bình Dương. Đáng lo ngại, ĐTĐ cũng là bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: biến chứng về mắt, tim mạch, thần kinh và suy thận.

Trước thực trạng đáng báo động về sự gia tăng của bệnh ĐTĐ, GS. Shigeru Yamamoto, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng và văn hóa ẩm thực châu Á, Đại học Jumoji, Tokyo, Nhật Bản cho biết: Qua các nghiên cứu cho thấy chế độ dinh dưỡng của người châu Á, cũng như người Việt Nam do thói quen ăn gạo trắng là nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc ĐTĐ ở người châu Á và Việt Nam cao hơn và dễ mắc hơn. “Chế độ ăn giàu chất đường bột của người Việt Nam (chủ yếu là gạo trắng) là nguyên nhân chính dẫn đến người Việt Nam bị ĐTĐ ở BMI (chỉ số cân nặng cơ thể) bình thường chứ không phải yếu tố di truyền. Vì thế cần phải giảm lượng sử dụng gạo trắng và tăng cường sử dụng dầu thực vật và dầu cá để hạn chế nguy cơ mắc ĐTĐ...”- GS. Shigeru Yamamoto nhấn mạnh. Còn TS. Yasushi Sumida, Viện trưởng Viện nghiên cứu FANCL nêu rõ, những nghiên cứu ở Nhật Bản cho thấy việc sử dụng gạo lật nảy mầm thay thế gạo trắng, hoặc kết hợp thay thế một phần gạo trắng bằng gạo lật nảy mầm trong dinh dưỡng sẽ giúp ngăn ngừa và kiểm soát bệnh ĐTĐ cho người châu Á và Việt Nam tốt hơn.

Trong khi đó, về phía Viện Dinh dưỡng, TS Bùi Thị Nhung- Trưởng khoa Dinh dưỡng học đường và Ngành nghề cho biết, qua các nghiên cứu: Gạo trắng là thực phẩm chính trong khẩu phần ăn của người Việt, với khoảng 70% năng lượng từ chất đường làm tăng mức độ đáp ứng đường máu ở Việt Nam trong độ tuổi từ 60-65, khiến nguy cơ bệnh ĐTĐ tăng cao. Với việc sử dụng gạo lứt, gạo lật nảy mầm sẽ làm giảm mức độ đáp ứng đường máu sau ăn hơn so với gạo trắng. Hơn nữa, gạo lứt, gạo lật nảy mầm còn có giá trị dinh dưỡng cao hơn gạo trắng và có tác dụng giảm béo phì và tăng cường sức khỏe cho phụ nữ đang cho con bú./

V.A

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-gao-trang-nguyen-nhan-gia-tang-so-benh-nhan-dai-thao-duong-21645.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY