Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Giả bác sĩ để làm việc ở khu điều trị F0

TP HCM-Sở Y tế đang làm rõ người tên Nguyễn Quốc Khiêm xưng là bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy, vào làm việc ở khu điều trị Covid tại Trường Cao đẳng Điện lực TP HCM từ tháng 7/2021.

Ngày 22/2, bác sĩ nguyễn thị huỳnh mai (chánh văn phòng sở y tế tp hcm) cho biết thanh tra sở đang phối hợp công an tp hcm điều tra động cơ, mục đích, hậu quả của việc nguyễn quốc khiêm xưng là bác sĩ để vào làm việc tại thời điểm dịch bệnh căng thẳng nhất.

Hồi tháng 7 năm ngoái, nam thanh niên 25 tuổi này có tên trong danh sách "tình nguyện viên chống dịch" do đại học y dược tp hcm cung cấp, sau đó được sở y tế tp hcm tiếp nhận, phân công đến quận 12. sau đó, quận phân công làm nhiệm vụ nhận bệnh, hậu cần tại trường cao đẳng điện lực tp hcm.

Cuối tháng 9/2021, website của Bộ Y tế đăng bài Khi khu cách ly thành nơi điều trị ban đầu cho F0 - chia sẻ câu chuyện "bác sĩ Nguyễn Quốc Khiêm" và những đóng góp của anh khi được giao phụ trách chính tại khu điều trị ở ký túc xá Trường Cao đẳng Điện lực TP HCM, góp phần giúp hàng nghìn F0 hồi phục. "Bác sĩ" này xưng đang công tác ở Bệnh viện Chợ Rẫy, kể đã hỗ trợ cứu sống một ca trở nặng bằng cơ số Thu*c có trong khu cách ly, trước khi bệnh nhân được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện. Ngoài ra, "bác sĩ Khiêm" cung cấp hình ảnh về việc từng nhận được giấy khen của lãnh đạo Bệnh viện Chợ Rẫy.

Tuy nhiên, trả lời VnExpress trưa nay, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Tri Thức (Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy) cho biết đơn vị không có bác sĩ hay sinh viên thực tập tên Nguyễn Quốc Khiêm, cũng chưa từng trao giấy khen cho "ông Nguyễn Quốc Khiêm, thạc sĩ, bác sĩ Khoa Tim mạch" vì "đã có thành tích đột xuất phát hiện, hỗ trợ cấp cứu và điều trị cứu sống bệnh nhân đang trong tình trạng T* vong tại Bệnh viện Chợ Rẫy" như hình ảnh lan truyền.

Hình ảnh nguyễn quốc khiêm được đăng trong bài báo viết về khu cách ly cao đẳng điện lực quận 12, tp hcm.

Trong khi đó, thạc sĩ Trương Văn Đạt (Trưởng Phòng Công tác sinh viên Trường ĐH Y dược TP HCM) cho hay, trong bối cảnh cao điểm chống dịch hồi tháng 7, UBND quận 12 gửi công văn cho trường đề nghị hỗ trợ gấp 10 tình nguyện viên cho khu cách ly của quận tại Trường Cao đẳng Điện lực TP HCM. Lúc đó thành phố giãn cách xã hội, để đảm bảo 5K, các hoạt động điều hành, quản lý được thực hiện qua các kênh truyền thông, email, mạng xã hội. Các đội trưởng sẽ thông báo và tuyển tình nguyện viên phù hợp yêu cầu trong nhóm chat tình nguyện viên của trường. Kết quả chọn được 8 người tham gia gồm 6 sinh viên tuyển qua form đăng ký và hai sinh viên tuyển trực tiếp, trong đó có tình nguyện viên tên Nguyễn Quốc Khiêm, tự nhận là sinh viên khoa Y của Trường ĐH Y dược TP HCM.

Sau khi kiểm tra thẻ sinh viên, những người này được Đoàn trường đề nghị Phòng Công tác sinh viên thực hiện thủ tục gửi công văn cử đến khu cách ly của quận tại Trường Cao đẳng Điện lực TP HCM.

Đến đầu tháng 10/2021, nhân viên trung tâm y tế quận 12 gọi điện cho đội trưởng đội tình nguyện để xác minh thông tin về tình nguyện viên nguyễn quốc khiêm. sau khi tìm trên cơ sở dữ liệu, nhà trường xác nhận khiêm không phải bác sĩ, còn thẻ sinh viên mà anh này sử dụng là giả mạo vì trường không có sinh viên tên nguyễn quốc khiêm, sinh ngày 12/05/1996, lớp y 2014.

"lúc cao điểm chống dịch, các hoạt động gấp rút, khối lượng công việc quá lớn (hơn 5.500 tình nguyện viên tham gia), chúng tôi đã thiếu sót trong việc xác minh, tin tưởng vào tinh thần tình nguyện và trách nhiệm của các tình nguyện viên, không lường được khả năng có trường hợp giả danh sinh viên để tham gia hoạt động. nhà trường xin nghiêm túc rút kinh nghiệm về quản lý và điều hành", ông đạt nói.

Hiện, nguyễn quốc khiêm đã thừa nhận giả danh bác sĩ, tham gia phụ trách điểm điều trị f0 tại quận 12, theo pháp luật tp hcm. nam thanh niên cho biết trước đây có học y khoa nhưng "bỏ ngang" do gia đình kinh tế khó khăn (khiêm cho hay trước học ngành y bên đại học hồng bàng rồi sau học bên đại học y dược nhưng đại diện trường y dược xác nhận không tìm thấy dữ liệu liên quan đến khiêm).

Khiêm nói "đã nhận thức được cái sai của mình", mong được bỏ qua để tiếp tục cuộc sống và kinh doanh vì giờ không còn làm gì liên quan tới ngành y.

Lê Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/gia-bac-si-de-lam-viec-o-khu-dieu-tri-f0-4430530.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng Thuốc hạ huyết áp coversyl. Uống Thuốc được hai tuần thì tôi bị ho liên tục và dai dẳng.
  • Aspirin (acid acetylsalicylic) là một trong những Thuốc có trong Danh mục Thuốc thiết yếu và Danh mục Thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta.
  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Chủ xe máy sẽ đến UBND xã, phường hoặc các điểm thu phí tại khu phố để nộp hoặc chính quyền địa phương cử cán bộ đến thu và cấp biên lai cho người nộp.
  • Trong khi thành phố thay đổi thời gian cấm đường ở khu trung tâm cho diễn tập mít tinh, nhiều người dân không biết nên vẫn chọn lộ trình khác di chuyển khiến nhiều khu vực xảy ra ùn ứ.
  • Táo Quân cuối năm sắp đến, và một câu hỏi đang đặt ra cho tất cả chúng ta là: Táo Y tế sẽ nói gì trong một năm đầy biến động? Để cung cấp một cái nhìn khách quan, tôi xin góp vài dòng phân tích những nội dung nên và không nên châm biếm.
  • Vi phạm các quy định cho vay, Vũ Ngọc Kình, Phó giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), Chi nhánh TP HCM, đã duyệt cho vay trái quy định, cùng các đồng phạm gây thiệt hại 61 tỉ đồng.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY