Thuốc A - Z hôm nay

Hướng dẫn sử dụng thuốc và biệt dược tìm theo danh mục, dạng thuốc, cơ chế tác dụng, dược động học, chỉ định, chống chỉ định, liều lượng, tác dụng phụ

Giả độc tố uốn ván hấp phụ: Vaccinum tetani adsorbatum

Vắc xin uốn ván được điều chế bằng cách dùng formaldehyd để phân giải độc tố của vi khuẩn Clostridium tetani, sau đó được hấp phụ bởi tá dược chứa nhôm như nhôm kali sulfat

Tên chung quốc tế: Vaccinum tetani adsorbatum (Tetanus toxoid, Tetanus vaccine).

Loại Thu*c: Vắc xin.

Dạng Thu*c và hàm lượng

Hỗn dịch tiêm: Lọ 5 Lf/0,5 ml hoặc 40 đơn vị quốc tế (IU)/0,5 ml.

Các thành phần khác: Nhôm kali sulfat, natri mercurothiolat (chất bảo quản) và dung dịch natri clorid.

Dược lý và cơ chế tác dụng

Vắc xin uốn ván được điều chế bằng cách dùng formaldehyd để phân giải độc tố của vi khuẩn Clostridium tetani, sau đó được hấp phụ bởi tá dược chứa nhôm như nhôm kali sulfat. Môi trường để sản xuất giải độc tố không được có các chất có nguồn gốc từ ngựa hoặc người hoặc bất cứ một thành phần nào có thể gây các phản ứng dị ứng cho người.

Vắc xin uốn ván kích thích miễn dịch chủ động chống uốn ván bằng cách sản sinh kháng thể kháng độc tố có khả năng trung hòa ngoại độc tố Clostridium tetani lưu hành tự do trong huyết tương.

Sau khi thực hiện xong lịch tiêm miễn dịch cơ bản bằng chế phẩm chứa giải độc tố uốn ván hấp phụ, nồng độ bảo vệ của kháng độc tố uốn ván có thể kéo dài khoảng 10 năm. Hai liều vắc xin tiêm cách nhau ít nhất 4 tuần có thể bảo vệ một phần uốn ván, nhưng một liều thì ít có hiệu quả. Nếu kháng thể có hàm lượng từ 0,1 đơn vị/ml trở lên khi định lượng bằng kỹ thuật ELISA thì được coi là có tác dụng phòng uốn ván. Tuy nhiên, hàm lượng kháng thể giảm dần theo thời gian và ở dưới mức có tác dụng bảo vệ ở hầu hết cá nhân sau 10 năm kể từ mũi tiêm cuối cùng, bởi vậy người ta khuyên cứ 10 năm nên tiêm nhắc lại 1 lần để duy trì hàm lượng kháng độc tố trong cơ thể. Khi một cá nhân đã từng được tiêm phòng vắc xin uốn ván đúng theo lịch tiêm chủng mà bị thương có nguy cơ bị uốn ván thì cần tiến hành tiêm nhắc lại nếu như lần tiêm gần nhất cách đó đã quá 5 năm, trong trường hợp đó, không được tiêm mũi nhắc lại trong vòng 10 năm tiếp theo.

Giải độc tố uốn ván cũng có loại không hấp phụ nhưng tác dụng bảo vệ ngắn hơn loại hấp phụ và hiện nay không còn trên thị trường. Giải độc tố uốn ván hấp phụ được dùng để gây miễn dịch chủ động cho trẻ em từ 7 tuổi trở lên, thiếu niên và người lớn. Giải độc tố uốn ván hấp phụ còn được phối hợp cố định với giải độc tố bạch hầu hấp phụ (DT) để gây miễn dịch cho trẻ em từ 6 tuần tuổi đến hết 6 tuổi; hoặc dùng cho người lớn, thiếu niên và trẻ em từ 7 tuổi trở lên (Td). Ngoài ra, giải độc tố uốn ván hấp phụ còn được phối hợp với giải độc tố bạch hầu hấp phụ và vắc xin ho gà vô tế bào để dùng cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 6 tuổi (Dtap) hoặc để dùng cho người lớn, thiếu niên, trẻ em từ 7 tuổi trở lên (Tdap).

Chỉ định

Được dùng để gây miễn dịch chủ động phòng bệnh uốn ván cho trẻ em từ 7 tuổi trở lên, thiếu niên và người lớn.

Chống chỉ định

Có tiền sử dị ứng với vắc xin hay với bất cứ thành phần nào của chế phẩm, bao gồm cả thimerosal. Tránh dùng cho những người đã từng xảy ra các dấu hiệu hay triệu chứng thần kinh sau lần tiêm trước.

Các dạng phối hợp chống chỉ định cho người mắc các bệnh lý thần kinh tiến triển như: Co giật ở trẻ còn bú, động kinh hoặc các bệnh lý tiến triển về não.

Đối với những người trước đây chưa hoàn thành đầy đủ 3 mũi cơ bản tiêm phòng uốn ván mà có chống chỉ định, khi bị thương có nguy cơ cao mắc uốn ván nên sử dụng miễn dịch thụ động chống uốn ván (globulin miễn dịch chống uốn ván).

Giảm tiểu cầu hoặc rối loạn chảy máu khác có chống chỉ định với tiêm bắp trừ khi việc tiêm là cần thiết hơn cả nguy cơ có các phản ứng không mong muốn.

Cần hoãn tiêm vắc xin phối hợp chứa giải độc tố bạch hầu hấp phụ khi đang xảy ra dịch bại liệt.

Thận trọng

Không được tiêm vào mạch máu. Không dùng vắc xin để điều trị nhiễm trùng uốn ván. Những người bị suy giảm miễn dịch thì đáp ứng sinh kháng thể sẽ bị giảm, tuy nhiên vẫn có thể tiêm vắc xin cho người bị nhiễm HIV có hoặc không có các triệu chứng lâm sàng.

Nên hoãn tiêm vắc xin ở những người đang mắc các bệnh cấp tính để tránh các phản ứng không mong muốn xảy ra đồng thời. Quyết định này phụ thuộc vào mức độ nặng và nguyên nhân của bệnh, các bệnh cấp tính nhẹ như nhiễm trùng hô hấp hoặc tiêu chảy nhẹ không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch.

Thận trọng với những người có tiền sử dị ứng, epinephrin 1 : 1000, các Thu*c và thiết bị khác cần thiết phải có sẵn để xử lý các trường hợp sốc phản vệ xảy ra. Không tiêm các mũi nhắc lại thường xuyên hơn khuyến cáo (sau mỗi 10 năm) đặc biệt ở những người có cơ địa dị ứng đã trải qua các phản ứng quá mẫn (Arthus-type) hoặc sốt trên 39,4 độ C sau khi tiêm giải độc tố uốn ván hấp phụ. Đối với những người có tiền sử dị ứng trên, kể cả trong trường hợp dự phòng uốn ván sau khi bị thương cũng không nên tiêm mũi miễn dịch tăng cường khẩn cấp do các cá nhân này có nồng độ kháng thể cao trong huyết tương. Đối với trẻ nhỏ có tiền sử rối loạn hệ thần kinh trung ương nên hoãn dùng vắc xin cho đến khi trẻ lớn hơn 1 tuổi; đối với người cao tuổi, hiệu giá kháng thể có thể không tăng cao sau khi tiêm vắc xin.

Bao bì đóng gói giải độc tố uốn ván có thể có chứa mủ cao su tự nhiên, có thể gây mẫn cảm ở một số cá nhân. Do đó cần thận trọng khi sử dụng các sản phẩm này cho những người có tiền sử dị ứng với nhựa, mủ cây.

Đối với những người có tiền sử mắc hội chứng Guillain-Barré (viêm đa dây thần kinh) trong vòng 6 tháng sau khi tiêm vắc xin chứa giải độc tố uốn ván hấp phụ, cần thận trọng đánh giá giữa lợi ích và nguy cơ của việc tiêm các liều vắc xin tiếp theo. Trong chẩn đoán phân biệt bệnh viêm đa dây thần kinh xuất hiện sau khi tiêm giải độc tố uốn ván hấp phụ, nhà sản xuất thông báo rằng có thể coi độc tố uốn ván là một nguyên nhân gây bệnh.

Có thể tiêm bắp vắc xin trong trường hợp các bác sỹ nắm rõ nguy cơ chảy máu ở bệnh nhân mắc các rối loạn chảy máu hoặc đang dùng liệu pháp chống đông và quyết định sử dụng vắc xin với độ an toàn hợp lý. Trong trường hợp này, sử dụng kim tiêm cỡ 23 và ấn chặt vào vị trí tiêm trong 2 phút hoặc lâu hơn. Với những bệnh nhân đang điều trị rối loạn đông máu, vắc xin nên được tiêm không lâu sau khi dùng liều điều trị hàng ngày.

Không dùng dạng đơn giá cho trẻ em dưới 7 tuổi. Các dạng phối hợp như vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván hay bạch hầu - uốn ván tồn tại dưới dạng phù hợp theo lứa tuổi, bởi vậy cần chú ý sử dụng chế phẩm phù hợp với độ tuổi nhằm tránh các tác dụng không mong muốn.

Thời kỳ mang thai

Vắc xin uốn ván không chống chỉ định với người mang thai nhưng chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết. Có chỉ định tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai từ tuần 24 đến tuần 36 thai kỳ theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Với phụ nữ mang thai không rõ tiền sử tiêm phòng uốn ván, xét nghiệm huyết thanh xác định hàm lượng kháng thể nên được làm trước khi quyết định tiêm vắc xin (hàm lượng kháng thể phải đạt ít nhất 0,1 đơn vị/ml). Nếu chưa được tiêm phòng vắc xin hoặc có hàm lượng kháng thể ít hơn 0,1 đơn vị/ml, hai liều vắc xin chứa giải độc tố uốn ván hấp phụ ít nhất 4 - 6 tuần trước khi kích thích sinh kháng thể sẽ bảo vệ mẹ và qua nhau thai bảo vệ trẻ sơ sinh chống uốn ván.

Thời kỳ cho con bú

Hiện nay không có dẫn liệu về việc dùng vắc xin cho người đang cho con bú.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Thường gặp, ADR > 1/100

Đau nhẹ đến vừa, ban đỏ, sưng tấy, phù tại vị trí tiêm. Tại nơi tiêm loại vắc xin hấp phụ có thể sờ thấy một cục nhỏ nổi lên và tồn tại trong một vài tuần.

Hiếm gặp, ADR < 1/1 000

Áp xe vô khuẩn, teo cơ; phản ứng quá mẫn (Arthus-type) tại vị trí tiêm bao gồm: Đau, sưng, ban đỏ, phù mạch, xuất huyết, hoại tử thường xuất hiện sau 2 - 12 giờ. Một vài trường hợp sưng đau có thể kéo từ vai đến khuỷu tay. Các phản ứng này thường gặp nhất ở những người đã tiêm nhiều mũi miễn dịch tăng cường và thường mất đi, không để lại di chứng. Với những người đã có phản ứng này, không nên tiêm thêm bất cứ mũi khẩn cấp nào trong vòng 10 năm kể từ mũi trước.

Phản ứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, khó chịu, đau khớp, buồn nôn, nôn, ban đỏ, phát ban, nổi hạch, nhịp tim nhanh, chóng mặt, hạ huyết áp. Các phản ứng này thường tự hết và có thể kiểm soát bằng điều trị triệu chứng. Đã có tai biến ch*t người do sốc phản vệ.

Một vài rối loạn thần kinh liên quan đến tiêm giải độc tố uốn ván hấp phụ cũng được báo cáo như: Tổn thương ốc tai, bệnh thoái hóa myelin hệ thần kinh trung ương, các bệnh thần kinh ngoại vi, hội chứng Guillain-Barré, rối loạn điện não đồ. Tuy nhiên, không có bằng chứng chỉ ra mối liên hệ giữa độc tố uốn ván và các bệnh thần kinh.

Liều lượng và cách dùng giải độc tố uốn ván hấp phụ đơn giá

Cách dùng

Chỉ tiêm bắp sâu vào cơ delta, kim đâm thẳng góc với da ở người lớn, thiếu niên và trẻ em từ 7 tuổi trở lên. Tránh tiêm mông, khi tiêm nên ngồi hoặc nằm để tránh ngất do phản xạ thần kinh đối giao chủ.

Khi có chỉ định tiêm globulin miễn dịch uốn ván (TIG) có thể tiêm đồng thời nhưng với bơm tiêm khác và vị trí tiêm khác.

Liều lượng

Mỗi liều 0,5 ml chứa 5 Lf (đơn vị lên bông) hay 40 IU (đơn vị quốc tế) giải độc tố uốn ván hấp phụ.

Miễn dịch cơ bản và liều tăng cường

Miễn dịch cơ bản cho người lớn, thiếu niên và trẻ em trên 7 tuổi khi có chỉ định dùng giải độc tố uốn ván hấp phụ đơn giá (nghĩa là khi kháng nguyên bạch hầu và/hoặc ho gà chống chỉ định hoặc không nên dùng): Khuyến cáo dùng 3 liều; liều thứ hai cách liều thứ nhất 4 - 8 tuần, liều thứ ba cho 6 - 12 tháng sau liều thứ hai.

Nếu lịch trình gây miễn dịch được khuyến cáo bị gián đoạn, bất luận khoảng cách nào giữa các liều cũng không ảnh hưởng đến miễn dịch cuối cùng đạt được, không cần phải tiêm thêm liều hoặc tiêm lại từ đầu.

Để duy trì miễn dịch uốn ván hiệu quả, tiêm một liều tăng cường 0,5 ml vắc xin Td đối với người lớn hoặc vắc xin giải độc tố uốn ván hấp phụ cách nhau 10 năm/lần.

Tiêm tăng cường sau chấn thương (phòng uốn ván sau phơi nhiễm): có thể phải tiêm một liều cấp cứu chế phẩm chứa giải độc tố uốn ván cùng hoặc không cùng một liều TIG. Chỉ dùng giải độc tố uốn ván đơn giá khi các chế phẩm phối hợp cố định chứa kháng nguyên bạch hầu và ho gà có chống chỉ định hoặc không sẵn có. Phải xử lý vết thương cẩn thận và phân loại vết thương sạch, ít khả năng bị uốn ván và vết thương bẩn, nhiều khả năng bị uốn ván; phải dựa vào bệnh sử tiêm phòng uốn ván.

Hướng dẫn phòng uốn ván trong xử trí vết thương thông thường.

Tiền sử tiêm phòng

Vết thương sạch nhỏ

Tất cả các vết thương khác

Tdap hoặc

Td

TIG

Tdap hoặc

Td

TIG

Không rõ hoặc ít hơn 3 liều

Không

≥ 3 liều

Không(1)

Không

Không(2)

Không

Ghi chú:

Không(1): Có, nếu > 10 năm kể từ liều cuối cùng.

Không(2): Có, nếu > 5 năm kể từ liều cuối cùng (tiêm tăng cường quá nhiều so với khuyến cáo không cần thiết và có thể gây tai biến).

Các dạng chế phẩm phối hợp: TD, Td, Tdap, Tdap: Theo chương trình tiêm chủng quốc gia mở rộng.

Tương tác Thu*c

Giải độc tố uốn ván hấp phụ có thể dùng đồng thời, hay tại bất cứ thời điểm nào trước hoặc sau khi tiêm globulin miễn dịch như:

Globulin miễn dịch IM, IV, globulin miễn dịch chống viêm gan B HBIG, chống dại RIG, chống uốn ván TIG, chống thủy đậu VZIG.

Tuy nhiên, phải tiêm ở các vị trí khác nhau, sử dụng kim tiêm khác nhau để tránh sự trung hòa độc tố.

Khi sử dụng các Thu*c ức chế miễn dịch hoặc liệu pháp tia xạ, cơ chế phòng vệ bình thường bị ức chế và đáp ứng tạo kháng thể của người bệnh với vắc xin uốn ván có thể giảm. Điều trị bằng corticoid liều thấp đến trung bình trong thời gian ngắn (dưới 14 ngày); hoặc corticoid có thời gian tác dụng ngắn, liệu pháp cách ngày, trong thời gian dài ở liều thấp đến trung bình; corticoid bôi ngoài; hoặc tiêm corticoid vào ổ khớp, túi cơ, gân không gây ức chế đáp ứng sinh kháng thể khi tiêm vắc xin. Có bằng chứng cho thấy ở trẻ em được điều trị bằng các liệu pháp ức chế miễn dịch vẫn có đáp ứng sinh kháng thể đầy đủ với giải độc tố uốn ván hấp phụ, các trẻ này có thể sử dụng vắc xin với liều thường dùng và khoảng cách dùng như khuyến cáo. Nếu phải ngừng một thời gian ngắn liệu pháp ức chế miễn dịch, thì thường phải hoãn lại việc tiêm chủng vắc xin uốn ván một tháng kể từ khi ngừng dùng các Thu*c ức chế miễn dịch.

Tiêm đồng thời giải độc tố uốn ván hấp phụ với các vắc xin khác phù hợp với độ tuổi như vắc xin virus sống, vắc xin độc tố, vắc xin bất hoạt hoặc vắc xin tái tổ hợp không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch hoặc gây ra các phản ứng bất lợi; ví dụ như: vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván, vắc xin chống Haemophilus influenzae Hib, viêm gan A, B, thủy đậu, sởi, quai bị, rubella, viêm màng não, bại liệt. Trừ khi dạng phối hợp phù hợp của các vắc xin này đã được sử dụng, nên tiêm các vắc xin này ở các vị trí khác nhau, không sử dụng cùng một bơm kim tiêm.

Độ ổn định và bảo quản

Bảo quản ở nhiệt độ từ 2 - 8 độ C. Không được để đông băng. Tránh ánh sáng.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/g/gia-doc-to-uon-van-hap-phu-vaccinum-tetani-adsorbatum/)

Tin cùng nội dung

  • (Mangyte) - Tôi vừa đọc bài báo: “Nam sinh Tu vong vì tự sướng 42 lần trong 1 đêm” mà rùng mình…
  • Mọi người thì vẫn cứ bảo là sốc độc tố hiếm khi xảy ra lắm, thế mà lại xảy ra với tớ các bạn ạ.
  • Em thường sử dụng Thuốc nhuộm tóc và da đầu em rất hay bị dị ứng.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY