Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Giải đáp: Bà bầu có ăn được bột sắn dây không?

Nhiều mẹ bầu lại có băn khoăn rằng không biết bà bầu có ăn được bột sắn dây không? Liệu có tác dụng phụ nào có thể gây nguy hiểm cho em bé hay không?

Bà bầu có ăn được bột sắn dây không?

Bột sắn dây là bột của củ sắn dây được mài ra, chiết tách lấy phần bột mịn sau đó phơi khô để sử dụng. Đa số chúng ta đều biết rằng bột sắn dây là một thực phẩm rất mát, đặc biệt thích hợp là nước uống giải khát, giải nhiệt rất tốt. Khi cơ thể bị nóng trong, mụn nhọt, nhiệt miệng, táo bón… thì chỉ cần 1-2 ngày sử dụng bột sắn dây là cơ thể đã có những thay đổi rõ rệt. Ngoài ra bột sắn dây cũng còn được sử dụng để chế biến nhiều món ăn vặt, món chè, món ăn khác nhau.

Các mẹ bầu, đặc biệt là những mẹ mới mang thai lần đầu thì thường rất cẩn thận và lo lắng cho em bé của mình. Việc ăn gì, uống gì đều được các mẹ cân nhắc rất kỹ lưỡng nhằm đảm bảo an toàn cho thai nhi trong bụng. Có nhiều mẹ thắc mắc rằng không biết bà bầu có ăn được bột sắn dây không?

Với những người bình thường thì bột sắn dây chắc chắn là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, thơm ngon, không chỉ cung cấp dinh dưỡng mà còn có tác dụng chữa bệnh. Còn với phụ nữ mang thai thì sao? Liệu đây có phải là một thực phẩm tốt và an toàn không?

Câu trả lời đó là: Bột sắn dây an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú khi được sử dụng với liều lượng hợp lý. Chính vì vậy, bà bầu hoàn toàn có thể ăn bột sắn dây với một lượng vừa phải. Các mẹ không cần phải băn khoăn xem mang thai ăn bột sắn dây được không nữa nhé!

Những tác dụng của bột sắn dây với phụ nữ mang thai

Bột sắn dây là một thực phẩm giàu dinh dưỡng. Theo thông tin từ một vài nghiên cứu khoa học hiện đại thì thành phần trong 100gr bột sắn dây khô có chứa tới 700mg đạm, 18mg canxi, 84,3g tinh bột, 20mg photpho, 800mg chất xơ, 1,5mg sắt và nhiều chất dinh dưỡng khác. Đây là một thực phẩm lành tính, rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa.

Với phụ nữ mang thai, bột sắn dây không chỉ đơn thuần là một thực phẩm có thể chế biến thành nhiều món cháo, món chè hay giải khát hiệu quả. Khi sử dụng đúng cách, bột sắn dây có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ và em bé như sau:

Giảm táo bón trong thai kỳ cực kỳ hiệu quả

Bột sắn dây có tác dụng tích cực tới đường tiêu hóa, mà cụ thể là có thể làm giảm thiểu tình trạng táo bón rất thường gặp ở mẹ bầu. Khi sử dụng bột sắn dây sẽ giúp điều chỉnh hoạt động của đường ruột, cung cấp thêm nước và chất xơ, làm giảm đi tình trạng đầy bụng, khó tiêu khi ăn và giúp việc đi vệ sinh dễ dàng hơn. Ngoài ra, bột sắn dây cũng giúp ích trong việc làm dịu đi các cơn đau, khó chịu ở người bị hội chứng ruột kích thích. 

Cung cấp folate cho mẹ và thai nhi

Folate là một vitamin nhó B rất quan trọng cho phụ nữ mang thai. Nếu mẹ nào vẫn còn băn khoăn không biết bà bầu có ăn được bột sắn dây không thì khi biết được lợi ích này sẽ hoàn toàn yên tâm để sử dụng nhé. Folate đảm bảo cho sự phát triển của hệ thống thần kinh của thai nhi. Nếu thiếu folate, em bé dễ gặp phải các nguy cơ chậm phát triển, dị tật ống thần kinh. Bột sắn dây là một nguồn thực phẩm cung cấp folate rất tốt cho cơ thể mẹ bầu. Trung bình, nếu sử dụng 50gr bột sắn dây mỗi ngày có thể đáp ứng được khoảng 40% lượng folate cần thiết cho cả mẹ và thai nhi.

Tốt cho tim mạch, giảm huyết áp cao

Bột sắn dây là thực phẩm giàu Kali – đây chính là khoáng chất thiết yếu giúp cho sự phát triển của tế bào và cân bằng lượng nước trong cơ thể. Kali là khoáng chất giúp điều chỉnh nhịp tim và điều hòa huyết áp vì thế rất tốt cho hệ tim mạch và huyết áp của mẹ bầu. Những mẹ bầu có tiền sử huyết áp cao sử dụng bột sắn dây sẽ rất tốt giúp phòng ngừa biến chứng trong thai kỳ.

Tốt cho dạ dày

Hàng ngày, các thực phẩm mà bà bầu ăn hàng ngày như rau quả, trái cây… có rất nhiều thực phẩm khiến cho lượng axit trong dạ dày tăng lên, gây dư thừa axit. Điều này gây ra tình trạng ợ hơi, trào ngược dạ dày, thành dạ dày bị ăn mòn và lớp niêm mạc dạ dày bị mỏng, lâu ngày có thể gây viêm loét dạ dày. Bổ sung bột sắn sẽ là một cách đơn giản để trung hòa lượng axit dư thừa trong dạ dày của mẹ bầu, từ đó làm giảm hẳn tình trạng ợ hơi, ợ chua, viêm loét dạ dày.

Bột sắn là thực phẩm giúp đẹp da

Nhiều mẹ bầu do quá trình mang thai khiến nội tiết tố thay đổi khiến da bị xỉn màu và trở nên khô ráp. Lúc này, mẹ bầu có một giải pháp đơn giản là dùng bột sắn để làm đẹp da. Bằng cách uống bột sắn và dùng bột sắn làm mặt nạ đắp rất hiệu quả. Mẹ bầu mang thai thường nóng trong người, phát ban, nổi mụn nhọt, ngứa ngáy thì cũng nên sử dụng bột sắn. Món đồ uống này giúp thanh nhiệt, giải độc, hết nóng trong người. Cơ thể cảm thấy dễ chịu, khoan khoái, mát mẻ hơn.

Bà bầu nên sử dụng bột sắn dây như thế nào cho tốt?

Bột sắn dây với bà bầu rất tốt tuy nhiên cần phải sử dụng đúng cách thì mới mang lại lợi ích cho sức khỏe. Bà bầu có nên ăn bột sắn dây nấu không hay nên pha uống sống trực tiếp. Có nhiều người cho rằng uống bột sắn sống có thể gây sỏi thận khiến nhiều mẹ hoang mang không biết bà bầu có ăn được bột sắn dây không?

Bột sắn dây sống dễ uống, nhanh chóng, tiện lợi tuy nhiên thì dễ gây lạnh bụng nên sẽ không tốt cho phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ hay người yếu mệt. Ai bụng dạ yếu có thể gây ra tình trạng tiêu chảy, đau bụng. Ngược lại, sắn dây nấu chín thì an toàn nhưng lại bị suy giảm thành phần dinh dưỡng. Tuy nhiên, để an toàn thì phụ nữ có thai nên uống bột sắn dây ở dạng đã nấu chín.

Ngoài uống bột sắn nguyên chất thì có thể dùng bột sắn chế biến thành các món ăn rất ngon và hấp dẫn như: bột sắn nấu với mè đen thành món chè mè đen rất nhiều dinh dưỡng; bột sắn nấu cùng với đậu xanh được món chè đậu xanh giải nhiệt, kết hợp với bắp nếp tạo thành món chè bắp nếp thơm ngon sánh ngọt hấp dẫn vô cùng,…

Một số lưu ý khi sử dụng bột sắn dây với phụ nữ mang thai

Vì bột sắn có tính hàn nên mẹ bầu không nên lạm dụng, tối đa chỉ sử dụng một bát con hay một cốc nước bột sắn mỗi ngày.

Những thai phụ có tiền sử mệt mỏi, chân tay bủn rủn, chân tay lạnh thì cũng không nên sử dụng bột sắn dây.

Bột sắn dây có thể gây ra tác dụng với Thu*c tiêu chảy, nhuận tràng. Nếu đang sử dụng Thu*c thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc kết hợp.

Không nên sử dụng bột sắn dây kết hợp cùng mật ong vì có thể tạo ra chất độc gây hại cho cơ thể

Mẹ bầu nào có dấu hiệu động thai hay tử cung co bóp nhiều thì không nên dùng bột sắn dây

Không nên uống bột sắn dạng sống vì khả năng bột vẫn còn chứa tạp chất, dễ gây đau bụng, tiêu chảy, lạnh bụng, rối loạn tiêu hóa.

Bột sắn dây quả là một thực phẩm tốt lành dành cho phụ nữ mang thai phải không nào các mẹ? Các mẹ từ giờ có thể hoàn toàn yên tâm mà không phải băn khoăn lo lắng xem bà bầu có ăn được bột sắn dây không nữa nhé! 

Minh Trang | Theo Phụ nữ sức khỏe

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/giai-dap-ba-bau-co-an-duoc-bot-san-day-khong-376966.html

Theo Phụ Nữ Sức Khỏe

Link bài gốc

Copy link

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/giai-dap-ba-bau-co-an-duoc-bot-san-day-khong-376966.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/me-bau-214/giai-dap-ba-bau-co-an-duoc-bot-san-day-khong-376966)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Đối với những người bị bệnh hen phế quản khi mang thai nếu để bị lên cơn hen sẽ rất nguy hiểm vì có thể gây thiếu ôxy cho thai nhi.
  • Trong thời kỳ mang thai, các nhu cầu về năng lượng, chất đạm, chất béo, các vitamin và khoáng chất đều tăng lên để đáp ứng sự phát triển của cả mẹ và con.
  • Trong thời kỳ mang thai, do thay đổi về hooc-môn, chế độ dinh dưỡng,… nên nhiều thai phụ thường gặp phải những vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, bệnh nha chu…
  • Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
  • Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ có sức đề kháng rất kém. Điều này dẫn đến việc thai phụ dễ nhiễm các loại bệnh như: Cảm cúm, ho, sổ mũi, và sốt. Theo ước tính sốt khi mang thai gặp khoảng 15% các trường hợp, nhiều bà mẹ quá lo lắng và không biết hệ lụy của vấn đề trên.
  • Thủy đậu được coi là bệnh lành tính nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể trở thành một mối lo lớn đối với các bà mẹ trong thời kỳ mang thai vì nó có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
  • Đau dây chằng là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Khi mang thai, để hỗ trợ tử cung nâng đỡ trọng lượng của em bé, nước ối, nhau thai…thì dây chằng của người mẹ cũng mở rộng và phát triển nên dây chằng sẽ căng và thai phụ sẽ cảm thấy ê ẩm, đau đớn.
  • Thời gian mang thai được coi là một yếu tố nguy cơ NKTN ở phụ nữ. Nguy hiểm hơn là có từ 5 đến 10% thai phụ mắc bệnh nhưng không có dấu hiệu lâm sàng.
  • Bệnh lây qua đường T*nh d*c trong thai kỳ, có thể gây ra nguy cơ sẩy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, và bệnh lý ở trẻ sơ sinh.
  • Mỗi khi sản phụ bị sốt chưa rõ nguyên nhân, ta phải chú ý ngay tới viêm thận – tiết niệu .
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY