Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Giải mã nghi vấn: “Nhổ răng có ảnh hưởng thần kinh”

“Nhổ răng có ảnh hưởng thần kinh?” - Đây có phải là mối quan tâm của bạn thời điểm này không? Nếu có, thì bài viết này thật sự dành cho bạn. Bài viết tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Răng - hàm - mặt giải đáp thắc mắc nhổ răng có ảnh hưởng đến thần kinh không; giải pháp an toàn khi nhổ răng.

Vì sao nhiều người suy nghĩ: Nhổ răng ảnh hưởng thần kinh?

Tại sao bạn và rất nhiều người khác lo lắng nhổ răng đến thần kinh? Đã bao giờ bạn nhìn thấy hoặc biết được người nào đó nhổ răng đến thần kinh (bao gồm cả nhổ răng khi còn bé, nhổ răng khôn, nhổ răng để chỉnh nha…) chưa?

Trên thực tế, lo lắng nhổ răng đến thần kinh không hoàn toàn vô lý. Bởi lẽ sâu dưới chân răng là khu vực tập trung nhiều dây thần kinh quan trọng, nên nhiều người nghĩ rằng việc nhổ răng có thể sẽ đến thần kinh. Trong một số trường hợp, dây thần kinh nằm dưới hoặc rất gần chân răng, nếu việc nhổ răng không được xem xét kỹ lưỡng bằng phim X-quang sẽ không tránh khỏi những nguy cơ chấn thương thần kinh như tê môi cằm, dị cảm...

Thật may mắn, chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ - kỹ thuật ngày càng phát triển và dĩ nhiên lĩnh vực nha khoa cũng không thể giậm chân tại chỗ. Bất kỳ chỉ định nào đều phải được đưa ra sau khi bác sĩ đã xem xét kỹ lưỡng các dữ liệu lâm sàng: Phim X-quang, tình trạng sức khỏe bệnh nhân, sự cần thiết của việc đối với quá trình điều trị hoặc sức khỏe toàn hàm răng. Nếu tất cả bình thường, công tác phải được thực hiện theo đúng quy trình. Khi nhổ răng, bác sĩ thường sẽ gây tê hoặc sẽ gây mê trong một số trường hợp đặc biệt.

Cho nên bạn hãy yên tâm! Việc nhổ răng sẽ hiếm khi đến thần kinh cũng như không gây hại cho sức khỏe nếu như bạn chọn một địa chỉ nha khoa uy tín, thực hiện đúng kỹ thuật trong điều kiện an toàn. Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về việc làm thế nào để nhổ răng an toàn, không thần kinh sau khi lướt qua những trường hợp cần phải nhổ răng khi đã trưởng thành nhé!

Chụp X-quang trước khi nhổ răng để bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng răng cần nhổ

Những trường hợp cần phải nhổ răng

Nhổ răng khôn

Răng khôn là răng cối lớn thứ ba hay răng hàm thứ ba, là răng nằm ở vị trí số 8 thuộc nhóm răng hàm. Đây được xem là chiếc răng “đi sau về chậm” so với những chiếc răng khác nhưng lại “gây nhiều thị phi” nhất. Thông thường khi người đã trưởng thành từ 18 - 25 tuổi, răng khôn mới bắt đầu mọc.

Răng khôn do mọc cuối cùng nên gần như không còn khoảng trống trên cung hàm. Khi mọc, răng khôn có xu hướng chen lấn các răng kế cận, làm lệch lạc hoặc là nguy cơ gây sâu răng kế bên do thức ăn thường xuyên vắt ở kẽ giữa răng khôn và răng kế. Phần lớn những người trưởng thành sẽ phải khôn là vậy. Có một số trường hợp răng khôn mọc gây lệch lạc các răng còn lại trên cung hàm. Vì vậy việc khôn giúp quá trình niềng răng thuận lợi hơn, các răng còn lại sẽ dễ thẳng đều.

Nhổ răng khi niềng

Niềng răng là phương pháp tác động lực bền bỉ, liên tục để răng di chuyển từ từ đến vị trí mong muốn trên cung hàm. Chính vì tính chất di chuyển của răng khi niềng nên cung hàm cần phải có khoảng trống nhất định. Bạn hình dung, hàm răng giống như việc xếp hàng khi còn đi học. Trên hàm răng sẽ có rất nhiều vị trí. Nếu mỗi thành viên đứng ngay ngắn trên vị trí đã căn chỉnh thì hàng tự đều. Tương tự, nếu răng của bạn mọc đúng vị trí vốn có trên cung hàm thì bạn đã có hàm răng như ý, không cần phải đi niềng.

Nhưng tất cả chỉ là lý thuyết, hàm răng của bạn không nghe lời mà mọc lộn xộn, cái ra cái vào. Nhiệm vụ của niềng răng là “điều hướng” các răng về đúng vị trí mong muốn. Trường hợp cung hàm đủ chỗ thì việc dàn đều răng sẽ dễ dàng, nhưng nếu cung hàm không có khoảng trống, bạn đành hy sinh một vài cái răng để sắp xếp trật tự các răng còn lại. Việc khi niềng là rất cần thiết, nhất là những trường hợp hô, vẩu, móm, lệch lạc. Một chiếc răng của bạn hy sinh sẽ tạo ra một khoảng trống rất “giá trị” để kéo các răng phía trước lùi về sau, kéo các răng phía sau về cân đối và đúng khớp cắn 2 hàm.

Nhổ răng khi niềng răng là một thủ thuật tương đối đơn giản, được thực hiện nhẹ nhàng bằng cách gây tê tại chỗ, răng được lấy nguyên vẹn khỏi ổ răng. Khoảng trống được đóng khít sau khi kết thúc quá trình chỉnh nha. Nhổ răng để niềng thường là răng cối nhỏ (răng số 4) răng không có nhiều chức năng ăn nhai. Tùy vào tình trạng răng của từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bao nhiêu cái răng số 4 để đủ khoảng trống xếp đều răng. Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm, với phương pháp niềng răng hiện đại, không phải trường hợp nào cũng để niềng. Nếu răng của bạn thưa, cung hàm có độ lớn hơn cung răng hoặc đã bị mất răng trước đó thì có thể không cần nhổ răng vì đã có đủ khoảng trống cho răng dịch chuyển.

Nhổ răng khi niềng là thủ thuật tương đối đơn giản, khoảng trống được đóng khít sau chỉnh nha

Làm thế nào để nhổ răng an toàn?

Trước khi nhổ răng, bạn thường được khai thác tiền sử bệnh, bác sĩ chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra các chỉ số đông - cầm máu và đo huyết áp. Nếu mọi chỉ số đều ổn thì bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng.

Thông thường, những răng cối nhỏ một hoặc hai chân, mức độ can thiệp những răng này đa phần đơn giản nên sau khi các bạn vẫn có thể sinh hoạt và đi làm bình thường. Cảm giác đau ít hoặc nhiều tùy vào ngưỡng chịu đau của mỗi người, thường chỉ cần uống 1 hoặc 2 liều giảm đau (Paracetamol 500mg) là ổn. Nếu có bất kỳ vấn đề gì lo lắng, các bạn có thể gọi đến bác sĩ để được hỗ trợ nhé!

Trong những trường hợp răng phức tạp hơn, ví dụ răng mọc ngầm, răng khôn mọc nghiêng, lệch, nằm ngang thì bác sĩ có thể làm tiểu phẫu rạch nướu và lấy răng ra khỏi xương ổ răng. Vị trí tiểu phẫu sẽ được khâu lại và lành dần trong khoảng 7 - 10 ngày. Sau khi nhổ răng, về nhà bạn có thể bị sưng, đau từ 3 - 5 ngày tùy thuộc vào cơ địa của từng người.

Lựa chọn nha khoa uy tín với bác sĩ có chuyên môn, trang thiết bị chuyên dụng để nhổ răng an toàn

Một điều quan trọng cần nhấn mạnh: Để đảm bảo an toàn, quá trình nhổ răng không thần kinh thì tất cả các bước đều phải được tiến hành đúng quy trình, kỹ thuật an toàn tại nha khoa uy tín và với bác sĩ có chuyên môn.

Một số biện pháp để đảm bảo an toàn sau khi nhổ răng là:

- Không ăn thức ăn nóng

- Không súc miệng mạnh sau khi nhổ răng

- Có thể chườm đá vào ngày thứ nhất để giảm sưng, từ ngày thứ hai thì chườm nước ấm để tăng lưu thông máu

- Với trường hợp chảy máu: Cắn chặt bông gòn, chườm đá, nếu chảy máu nhiều, không cầm được thì quay lại trung tâm

Vậy là thắc mắc nhổ răng có thần kinh của bạn đã được giải đáp phần nào rồi phải không? Nếu vẫn còn băn khoăn, bạn hãy thử quét mã QR dưới đây để xem video review của hàng trăm khách hàng từng nhổ răng để niềng. Đến thời điểm hiện tại, họ đã tháo niềng và vô cùng hài lòng với hàm răng cùng nụ cười mới của mình.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/giai-ma-nghi-van-nho-rang-co-anh-huong-than-kinh--n165792.html)

Tin cùng nội dung

  • Sự căng thẳng do bị áp lực trong cuộc sống nếu không được giải tỏa nhất là đối với những người làm việc với cường độ cao, học sinh bị áp lực thi cử kéo dài có thể trở thành stress mạn tính dẫn suy nhược thần kinh, ... Để giảm bớt căng thẳng có thể áp dụng các động tác xoa bóp bấm huyệt sau đây.
  • Bệnh teo thần kinh thị là do sợi thần kinh thị giác (TKTG) ở người bệnh vì nguyên nhân nào đó mà phát sinh biến chứng làm ảnh hưởng đến công năng truyền dẫn các xung động của nó về trung ương thần kinh, làm cho người bệnh có thị lực giảm đi rõ rệt hoặc mất hẳn.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Điều trị ung thư sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng. Một số tác dụng thường gặp hơn có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn uống.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY