Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Giảm cân cho người bệnh tiểu đường

Người bị tiểu đường muốn kiểm soát cân nặng thì hãy duy trì chế độ ăn uống kết hợp di chuyển và thể dục.

Cân nặng và bệnh tiểu đường

Giảm cân cho người bệnh tiểu đường

Người tiểu đường cần có chế độ ăn hợp lý. nguồn ảnh: internet

Những người thừa cân quá mức có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và đồng thời kéo theo các tình trạng huyết áp khiến cơ thể mệt mỏi. những người tiểu đường có cơ thể rất yếu, mất sức đề kháng nên việc giảm cân cũng rất khó khăn. đó là cuộc đấu tranh quyết liệt giữa cân nặng và bệnh tiểu đường.

Theo cathy nonas, bác sĩ, tiến sĩ y khoa, giáo sự của trường đh y mount sinai, new york, mỹ, đồng thời là phát ngôn viên của hiệp hội dinh dưỡng ăn kiêng hoa kỳ cho biết cho dù bạn cân nặng bao nhiêu nhưng khi mắc bệnh tiểu đường bạn cần kiểm soát cân nặng để giúp giảm đi lượng đường trong máu đáng kể. bà cho biết thêm nếu giảm 5-10% trọng lượng thì bạn sẽ giảm đáng kể lượng đường trong máu và có thể bỏ một số htuốc hỗ trợ cho bệnh này.

Cách giảm cân cho người bệnh tiểu đường

Ghi chép lại những bữa ăn

Cách viết ra những gì bạn đã ăn có thể giúp bạn dễ dàng theo dõi và kiểm soát số calo đã nạp vào cơ thể. khi bạn luôn nhìn thấy khẩu phần ăn của mình bạn sẽ thay đổi được lượng thức ăn mỗi ngày để phù hợp hơn với cơ thể. và đặc biệt sẽ giúp bạn kiểm soát tốt bệnh tiểu đường của mình.

Thường xuyên di chuyển

Bạn biết rằng mình cần tập thể dục để giảm cân, nhưng hãy nhớ rằng việc thường xuyên di chuyển mỗi ngày cũng có thể giúp bạn đốt cháy calo. hãy bắt đầu bằng cách đứng lên. trong một giờ, người nặng 170 pound đốt cháy ước tính 186 calo khi đứng so với khi ngồi là 139 calo. sau đó hãy sử dụng nhiều động tác hơn hơn để các bộ phần trong cơ thể được hoạt động.

Tập thể dục

Một trong nhiều lợi ích của việc tập thể dục là nó giúp giữ lượng đường trong máu của bạn ổn định và cân bằng. bạn cũng có nhiều khả năng giảm cân nếu tập thể dục thường xuyên. để đem lại hiệu quả sức khỏe tốt nhất bạn hãy đặt mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho bản thân.

Ví dụ: đặt mục tiêu tập thể dục ít nhất 2,5 giờ mỗi tuần để cải thiện sức khỏe của bạn. bạn có thể chia thời gian theo bất kỳ cách nào bạn chọn.

Hoạt động vật lý đốt cháy cả đường trong máu và đường được lưu trữ trong cơ và gan. nếu bạn sử dụng insulin hoặc các loại Thu*c trị tiểu đường khác, bạn nên theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu khi bạn bắt đầu tập thể dục. bạn nên nói chuyện lại với bác sĩ về việc giảm liều Thu*c và insulin trong khi bạn tập thể dục thường xuyên.

Ngoài chăm chỉ tập luyện, bạn cũng nên quan tâm đồng thời đến chế độ dinh dưỡng bạn có thể mang theo đồ ăn nhẹ như trái cây không quá ngọt, bánh quy giòn không đường, nước trái cây và soda không đường trong mỗi buổi tập. Lưu ý mỗi loại bài tập của bạn ảnh hưởng đến lượng đường trong máu khác nhau.

Kiểm soát ăn uống

Theo các chuyên da dinh dưỡng ăn kiêng hoa kỳ cho rằng để giảm cân thành công bạn cần kiểm soát chặt chẽ đường huyết khi giảm cân và không nên để lượng đường máu lúc cao, lúc thấp thất thường. theo các chuyên gia này chỉ cần cắt giảm 500 calo/ngày bạn sẽ lượng dinh dưỡng ổn định từ protein, chất béo, tinh bột. một khẩu phần ăn lý tưởng cho người giảm cân là:

Phương pháp giảm cân hiệu quả cho người bị tiểu đường 2theo các chuyên gia bạn nên giảm 500 calo/ngày so với bữa ăn bình thường.

50-55% lượng tinh bột từ cơm, bánh mì hoặc bún…

30% chất béo: bao gồm dầu ăn, chất béo từ thịt, cá, các loại hạt...

10-15% protein từ thịt, trứng, cá, sữa…

Theo Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/giam-can-cho-nguoi-benh-tieu-duong-53355.html

Theo Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/giam-can-cho-nguoi-benh-tieu-duong/20210510021554940)

Tin cùng nội dung

  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
  • Tập thể dục là an toàn đối với hầu hết người trên 65 tuổi. Ngay cả những bệnh nhân có bệnh mạn tính như bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường và viêm khớp cũng có thể tập thể dục một cách an toàn
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY