Vì sao có hiện tượng say tàu xe?
Ảnh minh họa. |
Tất cả các kiểu say khi di chuyển trên các phương tiện giao thông đều có nguyên nhân giống nhau. Đó là khi đôi mắt và các cơ quan khác trên cơ thể chuyển đến cho não một tín hiệu bị mâu thuẫn. Khi bạn ngồi trên xe, mắt sẽ chuyển về não nói rằng cơ thể đang ngồi yên, không di chuyển. Nhưng hệ thống tiền đình ở trong tai, nơi phụ trách cảm giác cân bằng của cơ thể lại báo về não rằng cơ thể đang di chuyển.
Khi những thứ bạn nhìn thấy và bạn cảm thấy bị mâu thuẫn nhau, não sẽ xuất hiện hiện tượng bị nhầm lẫn, một dấu hiểu gửi đến não giống như cơ thể có cảm giác bị trúng độc, từ đó não sản xuất ra một phản ứng chống lại trạng thái ngộ độc, gây ra hiện tượng nôn ói.
Gừng
Theo y học cổ truyền gừng có vị cay, tính âm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị. có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. trong các bài Thuốc đông y dù bệnh nhân nhiệt, hư hay thực các thầy Thuốc vẫn thường dùng từ 3 đến 5 lát gừng sống.
Gừng sống còn gọi là sinh khương có tác dụng phát tán phong hàn, chống nôn ói. vì thế việc sử dụng gừng trong điều trị chống say xe vừa dễ vừa đảm bảo hiệu quả, không gây các tác dụng phụ.
Cắt một lát gừng tươi cầm trên tay, lúc ngồi trên xe ô tô đặt ở dưới lỗ mũi để cho mùi vị hăng, cay bay vào trong mũi. bạn cũng có thể cắt một miếng gừng dán vào rốn, lấy băng bông dính lại là được.
Lá trầu
Lá trầu sẽ có tác dụng làm ấm vùng rốn, bạn giữ 1 - 2 lá cầm tay để thi thoảng ngửi sẽ "át" mùi của xăng xe, và cản trở gió, khiến bạn không mệt mỏi, say xe.
Trước khi lên tàu xe khoảng 15 phút, bạn dùng khoảng 3 - 4 lá trầu (lá trầu không mà các cụ ăn trầu), dùng tay xé lá trầu ra vài miếng, cho hơi nát lá.
Bạn đưa những lá trầu này dán vào rốn, dùng chiếc vải xô, khăn mùi xoa lót, rồi dùng băng dính hoặc khăn buộc cho lá trầu cố định ở vùng rốn.
Vỏ chanh, vỏ quýt
Tinh dầu có nhiều trong vỏ chanh, vỏ quýt tươi có tác dụng rất tốt trong việc làm thư giãn đầu óc, ngừa say khi bạn đi tàu xe. Chỉ cần một mẩu nhỏ vỏ chanh, quýt, vò nát chúng rồi đưa lên mũi ngửi những lúc khó chịu là vượt qua được cảm giác đau đầu, muốn nôn ói một cách nhanh chóng.
Hít thật sâu, thở ra từ từ
Cách này rất thích hợp trong trường hợp xe hay phanh gấp, hay dừng đón trả khách. Lúc này, bạn nên hít vào thật sâu cho không khí đầy phổi, rồi giữ hơi một lát hãy từ từ thở ra bằng mũi. Làm như vậy khi bạn cảm thấy khó chịu sẽ có tác dụng giảm sự nhảy cảm của tiền đình, ngừa chóng mặt buồn nôn.
Theo Hải Đường/Tiêu dùng
Link bài gốc Lấy link
https://tieudung.vn/khoe-dep/giup-ban-chong-say-tau-xe-khong-can-dung-thuoc-23444.htmlTheo Hải Đường/Tiêu dùng