Sức khỏe hôm nay

Giúp thai phụ đối phó với bệnh hen

Hen là một tình trạng y khoa thường gặp nhất ảnh hưởng đến thai kỳ với tỷ lệ 3-8% phụ nữ có thai và có thể xảy ra ở những người không bị hen trước đó.
Thai kỳ có thể làm thay đổi diễn tiến của hen và ngược lại hen có thể thay đổi kết cục của thai kỳ. Vì vậy, bệnh nhân mang thai nên được thăm khám định kỳ đều đặn bởi các bác sĩ có kinh nghiệm và có thể phải dùng Thu*c đều đặn tùy theo tình trạng bệnh của mình. Để đảm bảo tốt cho sức khỏe cả mẹ và con, nhân viên y tế cần biết các nguy cơ có thể xảy ra trong thai kỳ nếu hen không được kiểm soát tốt nhằm tư vấn cho bệnh nhân khả năng can thiệp tùy theo từng giai đoạn của thai kỳ để giảm thiểu các biến cố bất lợi này.

Hen khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Hen và thai kỳ có thể tác động qua lại lẫn nhau qua nhiều cơ chế sinh bệnh học khác nhau. Khi mang thai, 1/3 trường hợp hen sẽ nặng hơn, 1/3 trường hợp hen nhẹ hơn và 1/3 trường hợp hen sẽ không thay đổi so với trước khi có thai. Trường hợp bệnh trở nặng hơn hay xảy ra vào tháng thứ 6, 7 của thai kỳ và thường nhẹ dần vào những tuần cuối và cơn hen cấp hiếm khi xảy ra trong quá trình chuyển dạ. Hen sẽ tác động xấu đến sức khỏe cả mẹ lẫn con nếu như không được kiểm soát tốt. Các nguy cơ ở mẹ như tiền sản giật, xuất huyết *m đ*o bất thường hay làm tăng tình trạng nôn nghén. Các nguy cơ đối với thai nhi gồm chậm phát triển bào thai, sinh non, sinh nhẹ ký hoặc tăng Tu vong chu sinh.

Thu*c điều trị hen đa số là an toàn trong thai kỳ nên lợi ích của việc kiểm soát hen tốt bằng Thu*c cao hơn nhiều so với tác dụng phụ do Thu*c đem lại cho cả mẹ và con. Do vậy, kiểm soát hen tốt ở phụ nữ có thai là một mục tiêu cần đạt được và điều này đã được chứng minh là đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cả mẹ và con.

Vấn đề cần phải làm và những nguy cơ

Trước khi có thai: Phụ nữ bị hen khi chuẩn bị có thai cần được tư vấn về các vấn đề sau: thai kỳ và hen có thể tác động qua lại lẫn nhau và có thể gây ra hậu quả không tốt cho sức khỏe cả mẹ và con, kiểm soát tốt bệnh hen trong giai đoạn này là rất quan trọng cho thai kỳ sau này và Thu*c dùng để trị hen thường an toàn trong thai kỳ do vậy nên được tiếp tục sử dụng trong giai đoạn sắp có thai mà không cần ngưng Thu*c trong thời gian chờ đợi có thai.

Chăm sóc tiền sản: Khi mang thai, nhiều cơ chế S*nh l* thay đổi có thể làm nặng thêm hay cải thiện tình trạng hen nhưng vẫn chưa rõ thay đổi nào là góp phần quan trọng nhất làm thay đổi tình trạng bệnh hen như vậy. Do đó, trong thai kỳ, mức độ nặng của hen có thể sẽ thay đổi và bệnh nhân hen nên được theo dõi chặt chẽ hơn để có thể can thiệp kịp thời. Có khoảng 1/3 trường hợp hen sẽ xấu đi nhưng cũng đến 1/3 trường hợp hen lại nhẹ hơn và 1/3 còn lại có tình trạng hen không thay đổi so với trước khi có thai.

Mục tiêu của điều trị hen trong thai kỳ là duy trì tình trạng hen được kiểm soát để đảm bảo ôxy được cung cấp đủ cho sự phát triển của bào thai cũng như duy trì sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người mẹ. Cần có sự hợp tác giữa bác sĩ chữa hen và bác sĩ chăm sóc thai để đảm bảo hen suyễn được quản lý tốt nhất.

Cơn hen cấp có thể làm giảm ôxy cung cấp cho bào thai. Do vậy bất cứ diễn tiến xấu đi nào của các triệu chứng hen phải được giải quyết nhanh chóng. Các yếu tố khởi phát cơn hen nên được tránh tối đa nếu có thể được, đặc biệt là những chất dị ứng đã biết.

Cơn hen cấp thường gây ra các biến cố không tốt cho cả mẹ và con trong thai kỳ và xảy ra khoảng 20% ở phụ nữ có thai và có đến 6% cần phải nhập viện. Do vậy, cần phải theo dõi và đánh giá kiểm soát hen định kỳ trong suốt thai kỳ. Kiểm soát kém sẽ tăng nguy cơ tiền sản giật, sinh non, sinh nhẹ cân và ch*t chu sinh ở trẻ và ngược lại khi hen được kiểm soát tốt sẽ giảm được các nguy cơ này.

Quá trình sinh nở: Ngoại trừ một số ca quá nặng, bệnh hen không nên là lý do để từ chối cho sản phụ sinh đường *m đ*o. Các hiệp hội y khoa chuyên ngành đang cố gắng để tỷ lệ sinh mổ ở phụ nữ bị hen không nên cao hơn những người không bị hen. Nhiều nghiên cứu cho thấy, cơn hen cấp ít thường gặp trong quá trình chuyển dạ nên việc sinh thường nên được khuyến khích.

Chăm sóc sau sinh: Sản phụ sau sinh nên được tiếp tục đánh giá hen định kỳ và nhân viên y tế cần lưu ý gia đình bệnh nhân về nguy cơ gia tăng bệnh hen cũng như các bệnh hô hấp khác ở trẻ khi em bé bị hút Thu*c lá thụ động. Khuyến khích cho con bú bằng sữa mẹ cũng làm giảm nguy cơ hen ở đứa trẻ, đặc biệt là ở những trẻ gia đình có tiền căn bị dị ứng. Sau khi sinh phụ nữ vẫn có thể cho con bú trong khi vẫn tiếp tục dùng Thu*c. Các Thu*c hen có thể đi vào sữa mẹ, nhưng với nồng độ thường nhỏ nên dường như không gây hại cho đứa trẻ.

Hen và thai kỳ có thể tác động qua lại lẫn nhau nên có thể gây ra những tình huống xấu cho cả mẹ lẫn con, do vậy cần thăm khám kỹ lưỡng và định kỳ trong giai đoạn này. Mục tiêu quan trọng nhất trong chăm sóc sản phụ bị hen là tránh gây ra thiếu ôxy cho thai nhi. Điều này chỉ có thể đảm bảo khi hen của người mẹ được kiểm soát thật tốt. Hầu hết các Thu*c trị hen đều an toàn do đó không vì lý do sợ tác dụng phụ của Thu*c hen mà để sản phụ mất kiểm soát hen hay vào đợt cấp. Nếu cả hai tình huống trên (hen mất kiểm soát hay có đợt cấp) xảy ra thì sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ và con. Do vậy, người thầy Thu*c cần nắm rõ những nguy cơ có thể xảy ra trong thai kỳ cũng như tác dụng phụ không đáng kể của Thu*c điều trị hen nhằm tư vấn cho thai phụ cách chăm sóc hen an toàn và tốt nhất.

Lời khuyên thầy Thu*cHen kiểm soát kém sẽ làm tăng nguy cơ tiền sản giật, sinh non, sinh con nhẹ cân và nguy cơ Tu vong chu sinh. Hen được kiểm soát tốt sẽ giảm được những nguy cơ này. Hầu hết Thu*c điều trị hen là an toàn cho phụ nữ có thai.Không nên trì hoãn corticosteroid uống để điều trị đợt cấp khi có chỉ định vì lý do có thai. Điều quan trọng người thân trong gia đình không hút Thu*c và thai phụ cần tránh khói Thu*c vì hút Thu*c lá thụ động cũng làm tăng nguy cơ hen và các bệnh phổi khác cho đứa trẻ.ThS. Nguyễn Như Vinh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/giup-thai-phu-doi-pho-voi-benh-hen-n135973.html)

Chủ đề liên quan:

bệnh hen đối phó thai phụ

Tin cùng nội dung

  • Bạn đã thật sự hiểu về tampon “urgo” (băng vệ sinh) hay chưa? Những ưu nhược điểm của 2 “người bạn” này như thế nào?
  • Những lúc giao mùa hay mỗi khi thay đổi thời tiết cháu thường lên cơn hen nặng. Tôi lo lắng sợ sau này có con, liệu con tôi có bị hen.
  • Tôi không bị hen nhưng con trai tôi lại bị hen từ nhỏ. Hiện tôi sắp sinh cháu thứ hai nên rất lo, không biết em cháu có bị lây bệnh không?.
  • Những năm gần đây số thai phụ bị bệnh giang mai ở TPHCM ngày càng nhiều. Giang mai ở thai phụ rất nguy hiểm nhưng nhiều người không đi khám thai để được phát hiện, điều trị sớm.
  • Rối loạn đường tiểu (RLĐT): tiểu nhiều lần, tiểu đêm và tiểu không tự chủ là những chứng bệnh thai phụ thường mắc phải trong quá trình mang thai.
  • Do thay đổi S*nh l*, nội tiết thai phụ khó ăn, nôn mửa, sức đề kháng giảm nên dễ bị đau dạ dày.
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Cảm giác căng thẳng gây ra theo bản năng của cơ thể để tự bảo vệ mình. Bản năng này có lợi trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như tránh một chiếc xe chạy quá tốc độ. Nhưng căng thẳng kéo dài quá lâu có thể gây ra các triệu chứng thể chất không tốt, chẳng hạn như việc ứng phó với các thách thức hàng ngày và những thay đổi của cuộc sống
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY