Điều trị đái tháo đường không phụ thuộc insulin (týp 2) khi không giải quyết được bằng chế độ ăn uống và luyện tập.
Liều dùng phải được tính toán dựa vào nồng độ glucose nước tiểu và/hoặc glucose huyết lúc bụng đói và phải được thăm dò cẩn thận trên từng người.
Liều khởi đầu: 2,5-5 mg/ngày, điều chỉnh liều mỗi 7 ngày, mỗi lần tăng 2,5 mg hoặc 5 mg cho tới liều tối đa 15 mg/ngày.
Khi bệnh nhân đang dùng Thuốc chống đái tháo đường nhóm sulfonylure khác chuyển sang dùng glibenclamid: bắt đầu uống glibenclamid 2,5 – 5 mg ngay sau ngày ngừng Thuốc đã dùng trước.
Nếu cần tăng dần liều, mỗi lần thêm 2,5 mg cho đến khi nồng độ glucose huyết đạt mức yêu cầu.Bệnh nhân suy chức năng thận hoặc gan: liều khởi đầu là 1,25 mg/ngày.
Kiểm soát chế độ ăn kiêng và giảm cân là liệu pháp chính đối với việc điều trị tiểu đường tuýp 2 và chỉ dùng Thuốc tiểu đường nhóm sulfonylure hoặc insulin khi các biện pháp này thất bại.
Suy thận hoặc gan có thể gây tăng nồng độ glibenclamid trong máu và sau đó có thể cũng giảm khả năng tân tạo glucose, cả hai đều làm tăng nguy cơ hạ glucose huyết nghiêm trọng.
Bệnh nhân cao tuổi, yếu sức hoặc suy dinh dưỡng và những người suy tuyến yên hoặc tuyến thượng thận nên đặc biệt nhạy cảm với tác động hạ glucose huyết của các Thuốc hạ glucose huyết.
Hạ glucose huyết dễ xảy ra hơn khi ăn uống không đủ calo, sau luyện tập nặng hoặc kéo dài, khi uống rượu hoặc khi dùng hơn một loại Thuốc hạ glucose huyết.
Khi người bệnh đã ổn định với bất kỳ chế độ điều trị bệnh tiểu đường nào mà bị stress như sốt, chấn thương, nhiễm trùng hoặc phẫu thuật, có thể mất kiểm soát glucose huyết. Nên ngưng dùng Thuốc và thay thế bằng insulin.
Bệnh nhân nên được cảnh báo về những nguy hiểm của việc hạ đường huyết trong lúc đang lái xe và có cách xử lý thích hợp trong tình trạng này (ngừng lái xe sớm nhất có thể, nhanh chóng bổ sung đường và rời ghế xe, tắt máy). Bệnh nhân bị mất nhận thức khi hạ đường huyết hoặc bị hạ đường huyết thường xuyên không nên lái xe.
Do glibenclamid gắn kết cao với protein nên về mặt lý thuyết có thể bị đẩy ra khỏi vị trí gắn kết hoặc chiếm vị trí gắn kết của các Thuốc gắn kết với protein khác như Thuốc chống đông đường uống, hydantoin, salicylat và các Thuốc kháng viêm không steroid và sulfonamid.
Thuốc lợi tiểu thiazid có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh đái tháo đường, dẫn đến gia tăng nhu cầu Thuốc chống đái tháo đường nhóm sulfonylure, mất kiểm soát tạm thời bệnh đái tháo đường hoặc thất bại điều trị thứ phát đối với Thuốc chống đái tháo đường.
Thuốc chẹn beta-adrenergic có thể làm giảm dung nạp glucose; tăng tần suất hoặc mức độ hạ glucose huyết; ức chế nhịp tim nhanh gây ra bởi tình trạng hạ glucose huyết.
Dùng đồng thời một số Thuốc kháng nấm (như miconazol, fluconazol) và Thuốc chống đái tháo đường dạng uống dẫn đến tăng nồng độ huyết tương của Thuốc chống đái tháo đường và/hoặc hạ glucose huyết.
Các Thuốc có thể làm tăng tác dụng hạ glucose huyết của các Thuốc chống đái tháo đường nhóm sulfonylure, kể cả glibenclamid, gồm cloramphenicol, Thuốc ức chế monoamin oxidase, các kháng sinh nhóm fluoroquinolon (như ciprofloxacin) và probenecid.
Các Thuốc có thể làm giảm tác dụng hạ glucose huyết của các Thuốc chống đái tháo đường nhóm sulfonylure, kể cả glibenclamid, gồm Thuốc lợi tiểu không thuộc nhóm thiazid (như furosemid), corticosteroid, các dẫn xuất phenothiazin, Thuốc tuyến giáp, estrogen, Thuốc ngừa thai đường uống, phenytoin, acid nicotinic, Thuốc cường giao cảm, Thuốc chẹn kênh calci, rifampin và isoniazid
Chủ đề liên quan:
bên dòng sông mẹ cà phê làm khởi phát cơn đau nửa đầu cách cách tăng cân nhanh cơn đau cơn đau nửa đầu đái tháo đường đau nửa đầu điều trị dòng sông giúp nhau đi qua lỗi lầm glibenclamid khởi phát làm sao lỗi lầm nơi đầu sóng nửa đầu tăng cân tăng cân nhanh tháo đường