Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Google ra mắt ứng dụng giúp kỹ năng đọc của trẻ em tốt hơn

Google dính án phạt hàng triệu USD do vi phạm quyền riêng tư trẻ em

Ứng dụng Read-Along đã có mặt trên Google Play, hỗ trợ 9 ngôn ngữ

Ứng dụng Read-Along (tạm dịch: “Cùng đọc sách”) dựa trên ứng dụng hiện có của Google là Bolo, được ra mắt tại Ấn Độ vào năm ngoái và chứa những câu chuyện về bài đọc bằng tiếng Anh và tiếng Hindi. Có mặt trên kho tải Google Play, ứng dụng này hiện đã có sẵn trên toàn thế giới và hỗ trợ 9 ngôn ngữ.

Tương tự Bolo, Read-Along sử dụng các tính năng nhận dạng giọng nói và chuyển ngôn ngữ chữ viết thành âm thanh giúp trẻ học có thể tự đọc. Bên cạnh đó, ứng dụng này được Google hỗ trợ trợ lý đọc tích hợp có tên Diya. Khi trẻ đọc to, Diya sẽ phát ra tín hiệu cảnh báo rằng đứa trẻ có thể mắc các vấn đề về âm vị học hay không. Sau đó, Diya giúp trẻ đọc chính xác từ ngữ thông qua các trò chơi trí tuệ phù hợp từng lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ em có thể yêu cầu Diya giúp chúng đọc các câu hoặc cách phát âm mà chúng không biết.

Khi cải thiện trình độ đọc, trẻ em sẽ nhận được một số phần thưởng được tích hợp trong ứng dụng. Google cho biết Read-Along được phát triển từ ý tưởng bảo mật của trẻ em và có khả năng hoạt động mà không cần Wi-Fi hoặc lưu lượng dữ liệu.

Dữ liệu giọng nói được phân tích trong thời gian thực trên thiết bị. Thông tin này không được đồng bộ hóa, lưu trữ hoặc phân tích từ các máy chủ của Google. Công ty nhấn mạnh rằng họ không sử dụng các giọng nói mẫu của trẻ em để làm cho sản phẩm tốt hơn.

Mặc khác, ứng dụng không chứa nội dung quảng cáo hoặc phụ huynh phải tốn tiền để mua. Theo đó, phụ huynh muốn tải ứng dụng chỉ cần thiết bị kết nối với internet.

Tính đến thời điểm hiện tại, Read-Along cung cấp khoảng 500 câu chuyện. Tuy nhiên, danh mục sách sẽ liên tục bổ sung những cuốn sách mới. Theo khuyến nghị thì ứng dụng này không phù hợp với trẻ em dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, đối với một số đứa trẻ khá thông minh vẫn có thể sử dụng ứng dụng này mặc dù tuổi đời thấp hơn.

PV

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/google-ra-mat-ung-dung-giup-ky-nang-doc-cua-tre-em-tot-hon-post78728.html)

Tin cùng nội dung

  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY