Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Góp ý Đề án Tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030

MangYTe – Các đại biểu cho rằng, đây là một Đề án rất nhân văn, mấu chốt giúp nâng cao chất lượng dân số. Đề án được thông qua sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm thiểu tỷ lệ trẻ bị dị tật bẩm sinh, góp phần nâng cao chất lượng dân số cũng như thực hiện thành công Nghị quyết 21-NQ/TW và Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.

Theo lãnh đạo tổng cục dân số, nâng cao chất lượng dân số luôn được đảng và nhà nước quan tâm. nghị quyết số 21-nq/tw ngày 25/10/2017 của ban chấp hành trung ương khóa xii về công tác dân số trong tình hình mới đã chỉ rõ: "công tác dân số phải chú trọng toàn diện về quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số".

Để đạt được các mục tiêu trên, chính phủ đã ban hành nghị quyết 137/nq-cp về chương trình hành động thực hiện nghị quyết 21-nq/tw, trong đó, đặc biệt nhấn mạnh việc nâng cao chất lượng dân số. đặt mục tiêu đến năm 2030 có 70% phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất; 90% trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất.

Toàn cảnh hội thảo góp ý đề án tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030. ảnh: n.mai

Nhằm thực hiện các nhiệm vụ mà nghị quyết 137/nq-cp đã đề ra, tổng cục dân số đã xây dựng đề án tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030.

Tại hội thảo góp ý về đề án này được tổ chức hôm nay (10/6), bà đỗ thị quỳnh hương, phó vụ trưởng vụ cơ cấu và chất lượng dân số (tổng cục dân số) - thay mặt ban soạn thảo đề án cho biết: "đề án có mục tiêu chính nhằm phổ cập tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh nhằm giảm thiểu số trẻ em sinh ra bị bệnh tật bẩm sinh góp phần nâng cao chất lượng dân số".

Một số chỉ tiêu cụ thể của đề án như: tăng tỷ lệ nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn để đến năm 2025 đạt 70% và năm 2030 đạt 90%.

Bên cạnh đó, tăng tỷ lệ phụ nữ mang thai được tầm soát trước sinh để đến năm 2025 đạt 60% và đến năm 2030 đạt 70%; mở rộng dịch vụ tầm soát trước sinh để đến năm 2025 đạt ít nhất 2 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến và đến năm 2030 đạt ít nhất 4 loại bệnh tật.

Đồng thời, tăng tỷ lệ trẻ sơ sinh được tầm soát để đến năm 2025 đạt 70% và năm 2030 đạt 90%; mở rộng dịch vụ tầm soát sơ sinh để đến năm 2025 đạt ít nhất 3 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến và đến năm 2030 đạt ít nhất 5 loại bệnh tật.

Ngoài ra, đề án phấn đấu giảm số cặp tảo hôn để đến năm 2025 còn 15% và đến năm 2030 còn 10%; giảm số cặp hôn nhân cận huyết thống để đến năm 2025 còn 3% và đến năm 2030 còn 2%; phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ đảm bảo chất lượng...

Theo bà đỗ thị quỳnh hương, đề án được thực hiện từ năm 2020 đến năm 2030 trên toàn quốc. để đạt được các mục tiêu đề ra, đề án chú trọng việc tăng cường truyền thông vận động lãnh đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, ban ngành đoàn thể, người có uy tín trong cộng đồng để chỉ đạo, lãnh đạo và giám sát việc thực hiện quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình, giảm tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Ts.bs vũ chí dũng, giám đốc trung tâm sàng lọc sơ sinh và quản lý các bệnh hiếm (bệnh viện nhi trung ương) góp ý tại hội thảo. ảnh: n.mai

Tăng cường vận động cấp ủy, chính quyền để chỉ đạo, lãnh đạo, đầu tư nguồn lực và huy động các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia cung ứng dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh....

Bên cạnh đó, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; xây dựng và hoàn thiện các quy định về chuyên môn và quản lý dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh; mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh tới cộng đồng.

Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, đây là một đề án rất nhân văn, mấu chốt giúp nâng cao chất lượng dân số. chính vì vậy, đề án được thông qua sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm thiểu tỷ lệ trẻ bị dị tật bẩm sinh, góp phần nâng cao chất lượng dân số cũng như thực hiện thành công nghị quyết 21-nq/tw và chiến lược dân số việt nam đến năm 2030.

Cùng với đó, các chuyên gia cũng đưa ra một vài ý kiến góp ý để đề án hoàn thiện hơn. chẳng hạn, cần có sự chuẩn bị nguồn nhân lực như thế nào để đáp ứng thực hiện tốt các nội dung trong đề án; một số nội dung nên tiến hành thí điểm, làm từng địa bàn trước, sau đó mới tiến hành đại trà trên phạm vi cả nước sẽ đem lại hiệu quả cao hơn; các mặt bệnh trong phạm vi đề án cần có mục tiêu và hệ thống các giải pháp cụ thể, không giống nhau giữa các bệnh; củng cố hệ thống y tế cơ sở để đáp ứng yêu cầu của đề án...

Cảm ơn và ghi nhận ý kiến đóng góp của các bác sĩ, chuyên gia và những cán bộ trực tiếp làm công tác dân số ở địa phương, ông nguyễn xuân trường, vụ trưởng vụ cơ cấu và chất lượng dân số cho biết, ban soạn thảo sẽ có những điều chỉnh và bổ sung phù hợp để đề án sớm được hoàn thiện và dự kiến trình thủ tướng chính phủ phê duyệt vào tháng 7/2020.

Mai Thùy

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/dan-so/gop-y-de-an-tam-soat-chan-doan-dieu-tri-mot-so-benh-tat-truoc-sinh-va-so-sinh-den-nam-2030-20200610162247199.htm)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Nhiều cặp vợ chồng đã giải tỏa được nỗi lo lắng và giải đáp được những thắc mắc trước khi em bé ra đời khi tìm đến những lớp tập huấn trước sinh.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY