Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hà Nội: Hàng chục cơ sở buộc phải đóng cửa vì vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn thanh kiểm tra cũng đã lấy 1.049 mẫu, gồm: 199 mẫu thịt, 188 mẫu thủy sản, 200 mẫu rau củ quả, 218 mẫu thực phẩm ăn ngay, 226 mẫu ngũ cốc, hạt, quả khô, bột; 17 mẫu nước uống đóng chai, 01 mẫu kem đá gửi kiểm nghiệm tại các trung tâm kiểm nghiệm của thành phố.

Sáng 12/6, UBND thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị đánh giá kết quả "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2019 và triển khai công tác thanh tra chuyên ngành ATTP.

Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Trần Văn Chung cho biết, trong "Tháng hành động vì ATTP", ngành y tế Hà Nội đã triển khai các hoạt động theo kế hoạch và chủ động tổ chức triển khai kế hoạch sớm, đúng với chủ đề "Nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng". Có sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành đoàn thể trong hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức ATTP và công tác thanh kiểm tra.

Ngoài ra, tích cực tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về ATTP tới từng người dân thông qua các phương tiện thông tin truyền thông, đài phát thanh, băng rôn, khẩu hiệu… Trong "Tháng hành động vì ATTP" không có vụ ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm xảy ra.

Trong công tác thanh tra, kiểm tra, toàn Thành phố có 699 đoàn thanh kiểm tra đã kiểm tra 18.989 cơ sở, trong đó, 15.501 cơ sở đạt tiêu chuẩn ATTP, chiếm tỷ lệ 81,6%. Tổng số cơ sở vi phạm là 2.853 cơ sở; 210 cơ sở bị phạt cảnh cáo; 133 cơ sở bị hủy sản phẩm; 52 cơ sở bị đóng cửa; 1.317 cơ sở bị nhắc nhở.

Đoàn thanh kiểm tra cũng đã lấy 1.049 mẫu, gồm: 199 mẫu thịt, 188 mẫu thủy sản, 200 mẫu rau củ quả, 218 mẫu thực phẩm ăn ngay, 226 mẫu ngũ cốc, hạt, quả khô, bột; 17 mẫu nước uống đóng chai, 01 mẫu kem đá gửi kiểm nghiệm tại các trung tâm kiểm nghiệm của thành phố. Kết quả, có 1.009/1.049 mẫu đạt tiêu chuẩn, tỷ lệ 96,2%. Xét nghiệm nhanh đạt 28.356/30.544 mẫu, chiếm tỷ lệ 92,8%.


Nhiều cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm đã bị cơ quan chức năng xử lý. Ảnh minh hoạ.

Đại diện Sở Y tế cũng đã thông báo kết quả công tác chuẩn bị cho triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, sẽ tổ chức tiến hành thanh tra chuyên ngành từ 10/7/2019 đến 09/7/2020.

Phản ánh tại hội nghị, các đại biểu cho biết, vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác quản lý, đảm bảo ATTP cũng như công tác chống hàng giả, hàng nhái, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cụ thể, với các quận, huyện, thị xã, còn thiếu nguồn nhân lực làm công tác thanh kiểm tra nói chung và kiểm tra chuyên ngành nói riêng. Công tác phòng chống dịch bệnh cũng như đảm bảo ATTP được các địa phương làm thường xuyên trước, trong và sau "Tháng hành động vì ATTP", song, ý thức các chủ cơ sở nhất là các chủ cơ sở nhỏ lẻ, quán ăn đường phố còn kém và còn thực hiện một cách đối phó. Riêng công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chưa nhận được sự phối hợp chặt chẽ từ người tiêu dùng, vẫn còn tâm lý ngại va chạm…

Ông Nguyễn Văn Sửu - Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội cho biết, công tác thanh kiểm tra an toàn thực phẩm được tiến hành mạnh mẽ với hàng trăm đoàn kiểm tra tại hàng chục nghìn cơ sở…

Ông Sửu đề nghị, sau "Tháng hành động vì ATTP", các đơn vị tiếp tục triển khai, làm tốt công tác quản lý ATTP. Xây dựng những giải pháp đồng bộ, sâu hơn, quyết liệt hơn; hạn chế tối đa và có những biện pháp xử lý đối với hàng giả, hàng kém chất lượng. Đồng thời, tiếp tục quán triệt các văn bản từ Chính phủ, Thành ủy và Thành phố về những vấn đề liên quan. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân về ATTP. Đẩy mạnh phối hợp giữa các cơ quan chính quyền, địa phương trong công tác thanh kiểm tra và xử lý vi phạm.

Lãnh đạo UBND thành phố Nguyễn Văn Sửu cũng lưu ý các Sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã tiếp tục tập trung kiểm soát dịch tả lợn Châu Phi; phòng, chống và có biện pháp dập dịch, tiêu hủy lợn bệnh kịp thời, nhất là không để vận chuyển thịt nhiễm bệnh ra ngoài thị trường. Bên cạnh đó, đồng chí cũng kêu gọi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan từ Trung ương tới địa phương nhằm đẩy mạnh công tác phòng, chống hàng giả, hàng nhái trên các chợ giao dịch thương mại điện tử…

Theo Sở NN-PTNT Hà Nội, bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tiếp tục phát sinh tại 242 hộ chăn nuôi thuộc 20 quận, huyện; làm mắc bệnh, tiêu hủy 4.061 con lợn.

Lũy kế đến nay, bệnh DTLCP trên địa bàn thành phố đã xảy ra tại 21.520 hộ chăn nuôi ở 2.097 thôn, tổ dân phố của 436 xã, phường, thị trấn thuộc 24 quận, huyện, thị xã; làm mắc bệnh và tiêu hủy 357.523 con lợn.

P.H

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/ha-noi-nhieu-co-so-buoc-phai-dong-cua-vi-vi-pham-an-toan-thuc-pham-n158900.html)

Tin cùng nội dung

  • Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY