Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hà Nội: Tăng cường phòng chống bệnh sốt xuất huyết những tháng cuối năm 2019

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, cộng dồn từ đầu năm 2019 đến nay, toàn thành phố ghi nhận 5.993 ca mắc sốt xuất huyết Dengue, không có trường hợp Tu vong.

Theo Sở y tế Hà Nội, tại một số quận, huyện có số ca mắc Dengue cộng dồn cao như Hà Đông (597 ca), Cầu Giấy (457 ca), Nam Từ Liêm (435), Thanh Trì (425), Đống Đa (424), Thường Tín (417), Hoàng Mai (412), Thanh Oai (367), Hoài Đức (365), Bắc Từ Liêm (236).

Riêng bệnh sởi ghi nhận 1.725 ca mắc, bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, không có Tu vong; tay chân miệng 830 ca mắc, không có Tu vong; ho gà 108 ca mắc. Toàn thành phố chưa ghi nhận các dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm như cúm A/H5N6, H7N9 và các dịch bệnh xâm nhập khác như Mers - Cov, Ebola, Zika.

Trước tình hình thời tiết chuyển mùa như hiện nay, theo ThS Nguyễn Văn Dung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, để làm tốt hơn công tác y tế cơ sở những năm 2019, các đơn vị cần rà soát lại các chỉ tiêu và phấn đấu hoàn thành 100% các chỉ tiêu đặt ra ngay từ đầu năm. Đồng thời, tập trung xây dựng kế hoạch hoạt động năm 2020 trình UBND thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã để được phê duyệt. Thực hiện tốt quy chế chuyên môn tại đơn vị; triển khai, nhân rộng hoạt động khám chữa bệnh theo nguyên lý y học gia đình cũng như các hoạt động y tế khác để người dân được chăm sóc sức khỏe tốt ngay từ ban đầu.

Tăng cường các biện pháp vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm.

Đối với công tác phòng chống dịch bệnh, PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế cho rằng, các quận, huyện, thị xã cần đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh, nhất là công tác phòng chống sốt xuất huyết, chuẩn bị đầy đủ cơ số Thu*c, hóa chất, trang thiết bị y tế đáp ứng công tác phòng chống dịch. Đối với dịch bệnh truyền nhiễm có vắc xin phòng bệnh cần tiếp tục thực hiện tốt việc tiêm chủng đảm bảo an toàn, hiệu quả. Việc tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là cách tốt nhất để phòng bệnh hiệu quả và tỷ lệ tiêm chủng đạt kết quả cao sẽ hạn chế việc lây lan bệnh ra cộng đồng.

Được biết, thời gian qua, các đơn vị y tế cơ sở đã tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là sốt xuất huyết theo chỉ đạo của Bộ Y tế, UBND thành phố và Sở Y tế. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội thường xuyên tổ chức các đoàn giám sát và hỗ trợ công tác điều tra, xử lý dịch bệnh của các quận, huyện, thị xã; thực hiện tốt việc đo thân nhiệt hành khách nhập cảnh qua sân bay quốc tế Nội Bài để chủ động kiểm soát các dịch bệnh nguy hiểm có nguy cơ xâm nhập. Các đơn vị tiếp tục tăng cường công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng về các biện pháp chủ động phòng chống dịch bệnh, tuyên truyền để người dân tích cực chủ động vệ sinh môi trường diệt bọ gậy và áp dụng các biện pháp phòng tránh muỗi đốt để phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

Ngoài ra, các hoạt động y tế được thực hiện hiệu quả. Đối với hoạt động phòng chống HIV/AIDS, tính đến hết 31/8/2019, lũy tích số người nhiễm HIV trên địa bàn thành phố là 27.902 trường hợp; trong đó 21.847 người nhiễm HIV còn sống, 6.055 trường hợp Tu vong. Chương trình điều trị nghiện các chất dạng Thu*c phi*n bằng Thu*c thay thế Methadone trên địa bàn thành phố có 17 cơ sở điều trị với tổng số bệnh nhân đang điều trị là 4.945 người. Điều trị ARV duy trì 22 phòng khám ngoại trú, điều trị cho 14.050/18.000 người. Duy trì hoạt động chương trình lao - HIV và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; triển khai giám sát, xét nghiệm HIV cho 278.437 trường hợp, phát hiện được 1.728 trường hợp dương tính..

Lê Mai

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/ha-noi-tang-cuong-phong-chong-benh-sot-xuat-huyet-nhung-thang-cuoi-nam-2019-n164555.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Bệnh sốt rét (Malaria) là một bệnh nhiễm trùng rất nghiêm trọng, mà bạn có thể mắc phải từ một vết cắn của muỗi mang mầm bệnh. Các triệu chứng phổ biến nhất, là sốt và mệt mỏi giống cảm cúm. Bệnh sốt rét có thể xảy ra trong vòng một năm, sau khi đi du lịch đến khu vực có bệnh sốt rét. Việc điều trị kịp thời bệnh sốt rét là cấp thiết, nếu không điều trị có thể Tu vong.
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Ba tháng cuối thai kỳ được gọi là “giai đoạn căng của thai kỳ! Cùng với sự phát triển của em bé, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mình vụng về và nặng nề hơn. Tuy nhiên, bạn sẽ thích thú với cảm giác cử động của bé. Bản năng làm tổ thôi thúc bạn dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị chào đón bé ra đời.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
  • Bệnh viêm não Nhật Bản (VNNB) là bệnh nhiễm vi rút cấp tính làm tổn thương hệ thần kinh trung ương, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Bệnh gây nên do vi rut VNNB
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY