Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hai lần chuẩn bị áo quan và sự hồi sinh kỳ diệu của người đàn ông mắc bệnh máu khó đông

Đã từng hai lần được chuẩn bị áo quan, rồi hoàn toàn sụp đổ vì biết mình bị hemophilia, hiện nay anh Lại Huy Quốc là một chuyên gia Marketing, có một gia đình nhỏ ấm áp, điều ít ai có thể ngờ đến...

Sụp đổ khi biết bệnh

Anh Lại Huy Quốc (39 tuổi, quê ở Thái Bình) thường xuyên bị chảy máu lâu cầm từ nhỏ nhưng cho đến khi 20 tuổi, anh vẫn chưa biết mình mắc bệnh gì.

Có những lần anh bị chảy máu ổ bụng, chảy máu dạ dày nhưng cũng chỉ được tiêm Vitamin K hoặc khi mất nhiều máu lắm mới được truyền máu. Không được điều trị đúng bệnh nên anh đã 2 lần suýt ch*t.

Vào năm 9 tuổi và năm 11 tuổi, anh đã lịm dần đi, hơi thở chỉ còn thoi thóp, mọi người đã chuẩn bị áo quan cho anh và chỉ nhờ có may mắn mà anh thoát ch*t.

Đến năm 2001, anh lên Viện Huyết học - Truyền máu khám và mới được chẩn đoán bị Hemophilia (máu khó đông).

Lúc này anh vừa tốt nghiệp Học viện Bưu chính viễn thông, chuẩn bị xin việc thì nhận được tin mình bị căn bệnh không thể chữa được. Tất cả hoàn toàn sụp đổ, anh cực kỳ sợ hãi, nhìn đâu cũng thấy bế tắc mịt mù. Anh nằm liệt 3 tháng ròng, máu chảy trong khớp gối khiến anh gần như không đi lại được.


Anh Lại Huy Quốc tại Viện Huyết học - Truyền máu năm 2003, lúc này anh đã đi lại được bình thường (Ảnh tư liệu).

Khởi đầu cuộc sống từ Trung tâm Hemophilia

Sau đó anh Quốc gặp GS.TSKH. Đỗ Trung Phấn, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu và được nhận vào làm tình nguyện tại Trung tâm Hemophilia. Ở đây anh được điều trị miễn phí, đồng thời hỗ trợ các bác sĩ viết phần mềm quản lý và phân tích số liệu về tình hình người bệnh hemophilia.

Được điều trị đầy đủ, sức khỏe anh dần dần hồi phục. Anh cũng được cung cấp các thông tin về bệnh, cách chăm sóc, sống chung với bệnh. Nỗi sợ hãi qua đi, niềm tin lại trở lại với anh.

Anh vẫn thường nói với các con anh: "Cuộc sống của bố bắt đầu từ Trung tâm Hemophilia, bố được chữa trị ở đây, có cơ hội làm việc đầu tiên cũng ở đây, có được cuộc sống gần như bình thường là nhờ các bác sĩ ở Viện Huyết học - Truyền máu TW. Nếu như chỉ nói lời cảm ơn với các bác sĩ thì thực sự không thể đủ”.

Anh nhớ lại: "Khi tôi rời trường Đại học thì biết bệnh, không ở đâu nhận vào làm thì được làm tình nguyện ở Trung tâm. Thời gian làm việc cùng các bác sĩ, tôi đã học được nhiều kiến thức như cách xử lý số liệu, cách nhìn nhận vấn đề, tính khoa học trong các quyết định. Những điều này vẫn rất hữu ích trong công việc hiện tại của tôi”.


Anh Lại Huy Quốc đã có được cuộc sống gần như bình thường.

Trở thành trưởng phòng Marketing của nhiều công ty lớn

Sau khi sức khỏe tốt hơn, anh xin được việc và bắt đầu đi làm. Anh tranh thủ sắp xếp thời gian vừa điều trị, vừa đi làm, nhiều khi bị chảy máu nhưng anh vẫn cố chịu đau đớn để làm nốt công việc sau đó mới vào viện.

Vượt qua nhiều khó khăn anh trở thành một chuyên gia Marketing, anh đã từng làm ở nhiều công ty lớn và giữ những vị trí quan trọng như: Trưởng phòng Thương mại điện tử ở Công ty CP Thế giới số Trần Anh, Trưởng phòng Marketing của Hanoicomputer…

Anh có một gia đình nhỏ ấm áp với người vợ luôn thấu hiểu bệnh của chồng và có 2 đứa con khỏe mạnh. Điều đó có thể rất dễ dàng với người bình thường nhưng thật sự là niềm mơ ước đối với một người bệnh hemophilia.


Anh Lại Huy Quốc và TS. Nguyễn Thị Mai - Giám đốc Trung tâm Hemophilia, người đã điều trị cho anh trong hơn 15 năm qua.

Là người đã điều trị tại Trung tâm Hemophilia trong suốt 18 năm qua, anh nhớ lại những ngày đầu khi Trung tâm mới thành lập được một vài năm: "Ngày xưa người bệnh không có Thu*c điều trị, không có bảo hiểm. Khó khăn lắm, bệnh nhân phải nằm ghép 4 - 5 người một giường, có khi phải nằm đất nhưng chỉ cần được truyền chế phẩm máu để giảm cơn đau đã may mắn lắm rồi, nằm đâu không quan trọng”.

So sánh với điều kiện hiện nay tại Trung tâm Hemophilia, anh cho biết: "Nếu ai đã từng trải qua thời kỳ đó thì bây giờ đây là thiên đường. Điều kiện chăm sóc y tế rất tuyệt vời, nhanh hơn, tốt hơn. Cơ sở hạ tầng rất tốt, có điều hòa, tắm nóng lạnh. Mình đủ tự tin đi làm và có thu nhập ổn định”.


Anh Quốc luôn tin tưởng vào cuộc sống tốt đẹp dành cho người có hemophilia.

Với sự phát triển chung của y học, với những cố gắng nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị, hỗ trợ người bệnh của các thầy Thu*c, anh Quốc luôn tin tưởng vào cuộc sống tốt đẹp dành cho người có hemophilia.

"Tôi nghĩ khi có đủ thông tin, người có hemophilia chỉ cần có ý thức trong điều trị và chăm sóc bản thân mình sẽ có cuộc sống bình thường. Chúng ta khi nào bị bệnh thì điều trị, khi không bị bệnh thì cố gắng làm việc, cố gắng nuôi dạy con cái nên người, cố gắng sống cho tốt để thay lời cảm ơn tới các y bác sĩ” - anh Quốc nói.

Trương Hằng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/hai-lan-chuan-bi-ao-quan-va-su-hoi-sinh-ky-dieu-n162251.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo báo cáo mới nhất của Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC), so với nam giới, phụ nữ dễ mắc bệnh trầm cảm nhất.
  • Con trai tôi 2 tuổi, lúc nào cũng nghịch không chịu ngồi yên, đang phải điều trị động kinh. Cháu chưa nói được từ nào, chưa hiểu các mệnh lệnh thông thường.
  • Tự yêu bản thân là một loại bệnh tâm lí mới của con người hiện đại. Vậy bệnh tự yêu bản thân là gì và làm thế nào để nhận biết những người mắc bệnh tự yêu bản thân.
  • Nhóm các nhà khoa học ở Mỹ vừa công bố kết quả nghiên cứu nhận dạng dấu hiệu để phát hiện tâm thần ở trẻ em.
  • Nhiều người có sở thích ăn đồ nóng vì cho rằng ăn “toát mồ hôi” mới khỏe, mới ngon. Nhưng ít người biết rằng thói quen này có thể khiến mình dễ bị mắc bệnh ung thư thực quản.
  • Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 30% - 50% dân số mắc bệnh trĩ, chủ yếu là người làm nghề lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng…
  • Con em bị té cách đây 2 ngày, trên đầu bị lõm vào một lỗ khoảng 2x2cm, không sưng, không chảy máu. Em đưa bé vào BV huyện khám, các bác sĩ bảo lên BV tỉnh chụp CT scan. Nhà em chưa có ai phải chụp CT bao giờ nhưng nghe nói chụp CT khó chịu lắm, phải vô hóa chất gì đó mới chụp. Bé nhà em sợ lắm, em phải làm sao để trấn an bé? Nhờ Mangyte tư vấn giúp. Em cảm ơn ạ! (Bạch Huệ - huetrang…@gmail.com)
  • Con tôi bị bệnh u tuyến thượng thận đã đi chụp phim và BS chỉ định phải mổ. Cho tôi hỏi hiện tại BHYT của con tôi ở Trung tâm cấp cứu 115, nếu tôi muốn đưa cháu đến mổ và điều trị tại BV Nội tiết tố TW hoặc BV Việt Đức thì phải BHYT hỗ trợ được bao nhiêu? Chi phí cho 1 ca mổ là bao nhiêu? Mong sớm được hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn! (Thu Anh - Hà Nội)
  • Chào Mangyte, BS điều trị nghi ngờ tôi bị xơ vữa động mạch vành sau 10 năm bị tiểu đường. BS chỉ định chụp CT mạch vành cản quang. Mangyte có thể cho biết, tôi cần chuẩn bị gì trước khi chụp. Tôi có đăng ký bảo hiểm y tế tại BV quận 1, TPHCM. Tôi muốn chuyển viện đi chụp CT cản quang tại Hòa Hảo. Vậy cho bảo hiểm có thanh toán khoản này? Xin cảm ơn. (Nguyễn Văn Hải, Quận 1, TPHCM).
  • Nếu có thể, hãy rửa tay và đeo găng trước khi bạn tiến hành cầm máu để tránh nhiễm trùng. Nếu vết thương ở bụng làm các cơ quan thoát ra bên ngoài, đừng cố gắng đẩy chúng trở lại vào vị trí cũ mà hãy băng vết thương lại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY