Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Hai trường hợp Tu vong vì tôn sắt cứa cổ: Nạn nhân có thể sống nếu được sơ cứu vết thương mạch máu

Chỉ trong vòng 3 ngày, đã có hai trường hợp Tu vong do tấm tôn cứa vào vùng cổ. Mặc dù các bác sĩ đã cố gắng hồi sức và cấp cứu nhưng không thể cứu được nạn nhân do tình trạng mất máu quá nặng và kéo dài trước khi đến bệnh viện.
Đau xót hơn, theo BS. CKI. Nguyễn Viết Hậu - Phó Trưởng Khoa Cấp Cứu Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP.HCM những trường hợp này có thể sẽ được cứu nếu biết cách sơ cứu ban đầu.

vết thương mạch máu: thường gặp

Cái ch*t của hai nạn nhân trong đó có một bé trai thật sự vô cùng đáng tiếc do một phần chưa được sơ cứu đúng cách tại hiện trường. Điều đó cũng cho thấy một thực trạng là hiện tại kỹ năng sơ cứu trong người dân vẫn còn chưa tốt đặc biệt các sơ cứu vết thương mạch máu. Những vết thương mạch máu nếu được sơ cứu đúng cách, đảm bảo không mất máu quá nhiều thì khi đến bệnh viện có thể chỉ cần được khâu nối lại là có thể cứu được tính mạng của nạn nhân.

Nạn nhân bị vết thương mạch máu thường có xu hướng ngất xỉu rất sớm do tính chất đột ngột của T*i n*n, tình trạng mất máu cấp gây choáng vì huyết áp tụt nhanh, nhưng còn có thể do sự lo lắng, thấy nhiều máu rồi sợ hãi ngất xỉu. Người dân còn lại tại hiện trường theo tâm lý chung rất hay sợ khi thấy máu, không ai dám xông vào trợ giúp, sơ cứu nạn nhân, lại mất bình tĩnh khi thấy có nhiều máu làm cho việc sơ cứu ban đầu những vết thương mạch máu hay chấn thương có mất máu rất trì trệ.

Bình thường một lần hiến máu có thể đến 350 ml mà người hiến máu vẫn có thể làm việc bình thường. Do đó, lượng máu mất ngay cả đến 1000ml nếu tạm cầm vẫn có thể cứu mạng nạn nhân bình thường. Tuy nhiên, trong trường hợp 1000 ml máu mà thấm ra quần áo và môi trường xung quanh thì rõ ràng rất nhiều người sẽ sợ hãi. Tâm lý chung của mọi người nếu thấy nạn nhân mất máu nhiều kèm với ngất xỉu cứ nghĩ nạn nhân đã ch*t lại càng chậm trễ thêm nữa.

BS CKI. Nguyễn Viết Hậu cho biết nạn nhân nhập khoa cấp cứu vì vết thương và chấn thương là rất thường gặp, trong đó vết thương mạch máu chiếm số lượng không nhỏ. Nguyên nhân thường gặp là T*i n*n giao thông, T*i n*n sinh hoạt do các vật sắc nhọn như dao, thanh kim loại, tấm tôn, dây cước…Những vết thương này có thể chỉ gây ra tình trạng chảy máu nhẹ tự cầm nhưng cũng có thể dẫn đến tình trạng mất máu rất nghiêm trọng gây Tu vong cho nạn nhân nếu không được sơ cứu ban đầu đúng cách và chậm trễ thời gian đến bệnh viện.

Kỹ năng sơ cứu đúng cách

Kỹ năng sơ cấp cứu vết thương mạch máu đúng cách không phải là một kỹ năng quá phức tạp để thực hiện. Điều quan trọng là người sơ cấp cứu tại hiện trường phải bình tĩnh, gọi người xung quanh hỗ trợ, ép ngay chỗ đang chảy máu. Sau đó, người sơ cứu dùng các vật dụng hiện có tại nơi xảy ra T*i n*n băng ép có trọng điểm để cầm máu vết thương, trong thời gian sớm nhất đảm bảo vận chuyển an toàn nạn nhân đến cơ sơ y tế hay bệnh viện gần nhất.

Bác sĩ Hậu cũng cho biết thêm trong trường hợp đáng tiếc kể trên, bé trai bị cứa ở vùng cổ nên khả năng mất máu sẽ nghiêm trọng hơn vì hai bên cổ là hai hệ thống động mạch cảnh, một mạch máu rất lớn nuôi vùng đầu, cổ và nhu mô não. Đây là hệ thống động mạch lớn và quan trọng của cơ thể, đồng thời cũng khó băng ép hơn so với ở tay hay chân. Chính vì vậy, nếu không được sơ cứu đúng cách thì khả năng Tu vong sẽ cao hơn. Tuy nhiên, đó cũng không phải là lý do để khó thực hiện.

Theo bác sĩ Hậu, về nguyên tắc vẫn sẽ phải tuân theo nguyên tắc cơ bản sơ cứu vết thương mạch máu đó là băng ép có trọng điểm vết thương. Trước tiên, người sơ cứu có thể dùng những vật dụng hiện có như gạc, khăn tay hay miếng vải rồi cuộn lại đặt lên vết thương và băng ép lên vết thương, có thể dùng cánh tay hay bàn tay bên đối diện hoặc thanh gỗ đặt phía bên cổ đối diện để làm thanh tựa cố định băng ép mà không làm ngạt nạn nhân. Cách đơn giản hơn rất nhiều giúp người sơ cứu dễ làm và dễ nhớ là cách băng ép choàng qua vùng nách đối diện của nạn nhân (hình minh họa). Sau đó nhanh chóng vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện gần nhất. Một số quan điểm sai lầm trong sơ cứu nạn nhân là đắp Thu*c lá, tro, các loại bột, hay che vết thương lại bằng quần áo,…vì dễ làm vết thương nhiễm trùng, không quan sát được máu chảy, làm nguy hại hơn cho việc điều trị tại bệnh viện về sau.

Do đó, việc phổ biến kiến thức sơ cấp cứu cho người dân đối với các cơ quan đoàn thể nói riêng và ngành y tế nói chung là điều rất cần thiết. Nếu làm tốt giai đoạn sơ cứu tại hiện trường thì rất nhiều người sẽ được cơ hội cứu chữa hơn, chi phí điều trị sau đó thấp hơn đặc biệt ở môi trường mà có rất nhiều người dân bị T*i n*n giao thông và T*i n*n sinh hoạt như ở Việt Nam. Hiện nay các Hội chữ thập đỏ, các Bệnh viện lớn, Trung tâm cấp cứu đều có mở các lớp sơ cấp cứu ban đầu cho các cơ quan, trường học, đoàn thể, hội nghề nghiệp…nhưng chưa được mạnh mẽ vì chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Nhiều người với tâm lý học kỹ năng này có khi cả đời không dùng đến thì rất phí, tốn thời gian, nhưng thật ra khi sơ cứu thành công, giúp cứu tính mạng một người khì không hạnh phúc nào có thể đánh đổi được.

NGUYỄN NA

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/hai-truong-hop-tu-vong-vi-ton-sat-cua-co-nan-nhan-co-the-song-neu-duoc-so-cuu-vet-thuong-mach-mau-n122889.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh và Tu vong cao cho trẻ em ở các nước nghèo, các nước đang phát triển.
  • Theo WHO, bệnh tiêu chảy là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây Tu vong ở Việt Nam.
  • Có phải trường hợp tai biến nào cũng nên dùng Thu*c này? Tất cả những người trên 50 tuổi đều nên uống An cung ngưu hoàng để đề phòng tai biến? Mẹ tôi bị huyết áp, mỡ máu cao có nên uống dự phòng? Trân trọng cảm ơn, (Hoàng Thịnh, Quận 7, TPHCM)
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Té ngã, ong đốt, phỏng hoặc phản ứng dị ứng đều là những tình huống thường gặp trong mỗi gia đình cũng như trong các cuộc vui ngoài trời. Chính những lúc đó, hộp sơ cứu xách tay là rất cần thiết. Nếu hộp sơ cứu của bạn được trang bị đầy đủ thì với hầu hết các tình huống cấp cứu đơn giản bạn cũng đã có sẵn dụng cụ để xử trí.
  • Bỏng do điện giật có thể có hoặc không có biểu hiện ở ngoài da, nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da.
  • Sơ cứu người bị sốc do điện giật rất quan trọng đến việc có giữ được tính mạng cho người đó hay không? Mức độ nguy hiểm do điện giật tuỳ thuộc loại
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY