Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hai viện phối hợp rút mảnh gỗ đâm xuyên não bệnh nhân

Hà Nội-Bệnh nhân nữ 40 tuổi ở Bắc Kạn, lên rừng chặt vầu, bị cành cây đâm xuyên qua hốc mắt vào sọ não.

Sau T*i n*n, chị bất tỉnh tại chỗ, người nhà cõng xuống núi đưa đến bệnh viện huyện. các bác sĩ sơ cứu, song chưa đủ thiết bị nên chưa thể xác định có dị vật trong đầu bệnh nhân hay không. bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện hữu nghị việt đức ngày 23/3.

Bác sĩ Lê Hồng Nhân, Phó Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Thần kinh, Trưởng khoa Phẫu thuật Thần kinh II, cho biết bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tỉnh, không liệt, không sốt, mắt bên phải sưng nề bầm tím, phòi kẹt tổ chức nội nhãn, nhãn cầu xẹp nghi ngờ nhãn cầu đã vỡ.

Hình ảnh chụp chiếu cho thấy một mảnh gỗ dài cắm vào thành trong hốc mắt và đi vào sọ não, chảy máu, đọng khí quanh dị vật.

Các bác sĩ phẫu thuật lấy dị vật trong đầu bệnh nhân. ảnh: bệnh viện cung cấp.

Giáo sư trần bình giang, giám đốc bệnh viện cùng các chuyên gia hàng đầu về phẫu thuật thần kinh, chẩn đoán hình ảnh, hồi sức, hội chẩn cùng bác sĩ bùi thị hương giang của bệnh viện mắt trung ương. các bác sĩ quyết định lấy bỏ nhãn cầu, lấy dị vật trong hố mắt và trong sọ.

Sáng 29/3, cuộc mổ lấy dị vật được tiến hành dưới kính hiển vi. tiến sĩ lê hồng nhân và nhóm phẫu thuật viên thần kinh đã thận trọng lấy được mảnh gỗ dài thuôn nhọn dài gần 12 cm. đầu dị vật nằm ở phía trong não rộng khoảng 0,5 cm dày 0,5cm; đầu còn lại dày một cm cắm vào thành xương sọ.

Bệnh nhân tiếp tục được điều trị, theo dõi tổn thương nhiễm trùng và chảy máu sau mổ.

Lê Nga

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/hai-vien-phoi-hop-rut-manh-go-dam-xuyen-nao-benh-nhan-4256604.html)

Tin cùng nội dung

  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Những dấu hiệu gợi ý trẻ bị dị vật đường thở gồm: trẻ đang ăn, chơi đột ngột ho sặc sụa, khó thở, trợn mắt, mặt tím tái; Sau đó thở khó, ngưng thở do tắc nghẽn đường thở cấp. Nếu dị vật bít một phần đường thở trẻ sẽ thở rít kèm theo ho rũ rượi, cơn ho dồn dập, mặt đỏ gay.
  • Đối với trẻ chẳng may bị hóc dị vật, người lớn cần thực hiện ngay thủ thuật Heimlich để lấy dị vật. Nếu dị vật không bắn ra cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Hóc dị vật đường thở là một trong những T*i n*n cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên.
  • Dị vật đường thở là một cấp cứu hay gặp nhất ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Nếu biết sơ cứu đúng sẽ đem lại nhiều cơ hội cho người bệnh.
  • Hóc dị vật đường thở có thể gây nên cái ch*t ngay tức thì cho trẻ. Nếu biết cách phản ứng nhanh, cấp cứu kịp thời thì trẻ vẫn có cơ hội cứu sống.
  • Khi bị dị vật rơi vào tai, mắt, mũi hay xuyên vào da cần thực hiện ngay những biện pháp sơ cứu cơ bản sau trước khi đưa người bị nạn đi  bệnh viện cấp cứu.
  • Kể cả trẻ em và người lớn cũng rất dễ bị các dị vật rơi vào trong tai mũi...biết và sơ cứu đúng cách có thể nhanh chóng giúp người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm.
  • T*i n*n này thường xảy ra ở trẻ em khi bú bình hoặc cho ăn không đúng cách. Dị vật đường thở có thể là sữa, cháo, cơm (do sặc), hạt lạc, mãng cầu, hồng xiêm.
  • (Mangyte) - Trẻ bị sặc thức ăn hoặc hít vào mũi các vật nhỏ như hột đậu phộng, mãng cầu… nếu không sơ cứu ngay rất dễ dẫn đến ngưng thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY