Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Hàn Quốc đã giải quyết tình trạng thiếu khẩu trang như thế nào?

Cháy khẩu trang y tế, những dòng người xếp hàng trước các hiệu Thu*c tranh nhau mua, cãi vã lẫn nhau và chửi bới người bán, giá khẩu trang tăng theo cấp số nhân trên các kênh bán online... Giống hệt Việt Nam, đó là chuyện đã xảy ra tại Hàn Quốc khi Covid-19 mới bùng phát. Mọi chuyện ổn thoả khi Chính phủ có biện pháp can thiệp.

Virus corona bùng phát ở Hàn Quốc vào cuối tháng 1, chỉ sáu tháng sau khi Yoo Yoon-sook kiếm được chỗ làm mới. Rời Seoul, nơi cô đã làm ba thập kỷ liền cho một hiệu Thu*c, Yoo mở Nhà Thu*c Hankyeol (nghĩa là “cương quyết”) ở thành phố Incheon, gần sân bay quốc tế. Yoo còn chưa kịp qua lại với xóm giềng quanh hiệu Thu*c mới, thì chuyện xảy ra. “Chuyện xảy ra” ở đây, là sự bùng phát của corona chứ còn gì khác nữa.

1.100 hiệu Thu*c ở Incheon, bao gồm cả hiệu của cô Yoo, bắt đầu bán hết khẩu trang KF-94 (tương đương khẩu trang N95). Rồi các tiệm tạp hoá góc đường và các chuỗi bán lẻ lớn như E-Mart cũng vậy. Đó là khi người Hàn Quốc biết về quy mô và sự nguy hiểm của Covid-19, đầu tiên là từ các báo cáo của Trung Quốc, ngay sau đó là sự gia tăng của các ca nhiễm ngay tại quê nhà.

Khẩu trang nhiều lớp kháng khuẩn đã chứng minh khả năng chống lây nhiễm virus hiệu quả nhất chống lại virus, nhưng không thể mua ở đâu ngoài những nguồn online với giá cắt cổ. Bên ngoài các cửa hàng những dòng người xếp hàng mua khẩu trang bắt đầu nổi giận. Đến mức, một hiệu Thu*c ở Incheon đã phải treo một tấm biển ghi rằng, “Lưu ý khi mua khẩu trang: Đe dọa, sử dụng bạo lực hoặc lăng mạ nhân viên đều bị trừng phạt theo luật hình sự”.

Cái gọi là “cuộc khủng hoảng khẩu trang” chỉ chấm dứt khi Chính phủ quyết định can thiệp vào sản xuất và phân phối. Vào cuối tháng 2, Chính phủ tuyên bố sẽ mua 50% khẩu trang KF-94 từ 130 nhà sản xuất trên toàn quốc. Số khẩu trang này được áp giá 1.500 won mỗi chiếc (khoảng 1,23 đô la), và phân phối cho khoảng 23.000 nhà Thu*c, hợp tác với Hiệp hội Dược phẩm Hàn Quốc.

Với cách làm này, các hiệu Thu*c sẽ kiếm được không quá vài chục xu cho mỗi chiếc khẩu trang bán ra (một số thậm chí còn kêu lỗ vì phí thẻ tín dụng) nhưng họ đều ý thức thực hiện vai trò của mình trong việc đối phó với dịch bệnh. Thêm vào đó ở các hiệu Thu*c, các dược sĩ có bằng cấp còn kiêm luôn vai trò tư vấn các câu hỏi về Covid-19, đưa ra các hướng dẫn về cách ly và sử dụng khẩu trang đúng cách, cũng giới thiệu người có triệu chứng nhiễm bệnh đến các trạm kiểm tra và bệnh viện địa phương. Ở các vùng nông thôn của Hàn Quốc, nơi có ít nhà Thu*c, thì khẩu trang được bán tại văn phòng của Hội nông dân và bưu điện).

Tại nhà Thu*c Hankyeol, cô Yoo đã đăng một tấm biển trên cửa, báo với khách hàng rằng khẩu trang KF-94 sẽ bắt đầu bán lúc 9 giờ sáng mỗi sáng. Không thể ghi đơn Thu*c hoặc bán bất cứ thứ gì khác trong thời gian bán khẩu trang này. “Tất cả các dược sĩ trong khu vực của chúng tôi đã đăng các thời điểm bán hàng khác nhau trên cửa và một bản đồ của tất cả các địa điểm gần đó” – Yoo cho biết. Các ứng dụng bản đồ phổ biến từ Kakao và Naver cũng hiển thị thông tin về các hiệu Thu*c và số lượng khẩu trang còn bán.

Hiệu Thu*c của cô Yoo ban đầu được phân bổ 50 khẩu trang mỗi ngày, sáu ngày một tuần, nhưng chẳng thấm vào đâu. Khi số ca nhiễm Covid-19 và Tu vong của Hàn Quốc tăng lên, mọi người đều hoảng sợ tìm cách tự bảo vệ. Trên khắp Hàn Quốc, các dược sĩ tiếp tục phải đối mặt với những hàng dài người mua khẩu trang, cũng như sự lăng mạ khi khẩu trang được bán hết.

Ngày 5 tháng 3, Chính phủ đã tăng tỷ lệ mua khẩu trang để áp giá lên 80% sản lượng quốc gia. Ngày hôm sau, cô Yoo nhận được tin nhắn từ Tổng thống Moon Jae-in, gửi tới các dược sĩ của Hàn Quốc. Ngoài việc mở rộng sản xuất khẩu trang, Chính phủ sắp bắt đầu một hệ thống phân phối mới.

“Bắt đầu từ hôm nay, 70% tổng số khẩu trang sản xuất trong nước sẽ được bán tại các hiệu Thu*c” - Tổng thống ông Moon tuyên bố - “Các nhà Thu*c tây là các điểm phân phối trên hệ thống y tế công cộng của chúng ta”. Tất cả công dân ở bất kỳ độ tuổi nào, đều có thể mua hai khẩu trang mỗi tuần vào một ngày trong tuần được chỉ định, tùy thuộc vào năm sinh của họ (một cách vận hành tương tự đã được áp dụng ở Đài Loan kể từ đầu tháng 2).

Hiệp hội Dược phẩm Incheon khuyến khích các thành viên của mình mở cửa luôn cả vào Chủ nhật, để nhận được nhiều lô hàng hàng ngày nhất có thể, vì vậy cô Yoo bắt đầu làm việc bảy ngày một tuần. Số khẩu trang bán ra hàng ngày của cô đã tăng từ 50 lên 400, nhiều hơn vào cuối tuần.

Choi Gwi-ok, một dược sĩ ở phía bắc Seoul cho rằng: “Người Hàn Quốc đeo khẩu trang để bảo vệ bản thân khỏi bị lây nhiễm, nhưng quan trọng không kém, đó là thể hiện sự quan tâm đến người khác ở nơi công cộng”.

Còn Kuk Seung-gon, chủ tịch Hiệp hội Dược sĩ thành phố Gimcheon, điểm nóng Covid-19 của Hàn Quốc, thì bày tỏ: “Thật kinh khủng khi thấy những gì đang diễn ra ra ở Châu Âu và Châu Mỹ. Tôi hy vọng rằng, ở phương Tây, người ta xây dựng văn hóa đeo khẩu trang. Khẩu trang đâu chỉ dành cho người đã bị bệnh”.

Đến cuối tháng 3, các dòng người xếp hàng trước các hiệu Thu*c Hàn Quốc để mua khẩu trang đã trở nên quy củ.
“Bây giờ mọi người có thể mua hai mặt nạ mỗi tuần, họ cảm thấy yên tâm” - dược sĩ Yoo nói – “Chúng tôi cũng phát huy được chuyên môn của mình. Sau ba tuần làm việc liên tục, thực sự rất mệt mỏi”.

Nhưng Yoo thấy mình có trách nhiệm với cộng đồng, và tiếp tục lên kế hoạch giữ cho nhà Thu*c mở cửa bảy ngày một tuần cho đến khi dịch bệnh kết thúc.

Trấn Nam

Theo The New York Times

Mạng Y Tế
Nguồn: Ngày nay (https://ngaynay.vn/suc-khoe/han-quoc-da-giai-quyet-tinh-trang-thieu-khau-trang-nhu-the-nao-169475.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY