Đại sư mồ côi cha từ thuở nhỏ, hiền mẫu lâm vào cảnh mẹ góa con côi và xin nương náo cửa Phật làm công quả tại chùa Ngọc Tuyền. 408 bukpyeongri, Goseong gaecheonmyeon, Gyeongsangnam-do. Thuở ấu thơ nương chốn thiền môn học Phật cho nên sư sớm thấm nhuần giáo lý Từ bi.
Trải bao năm tháng trao dồi kinh luật, chốn thiền môn miệt mài đèn sách, thắm nhuần đạo lý thánh hiền và sư dần trưởng thành và thông minh đỉnh ngộ. Vào năm Mậu Tuất (1358) sư đã có cơ hội được diện kiến nhà vua lần đầu tiên đã được sự quý mến và thân thiện. Lúc này vua Gongmin (Cung Mẫn Vương, vua đời thứ 31 của Goryeo) đang có những động thái khiến tầng lớp quý tộc thất vọng trong khi quyền lực lại tập trung chủ yếu vào tay họ. Vì thế vua cũng đang có chủ ý tìm ra một nhân vật mới để thay mình thực hiện cải cách.
Một hôm vua Gongmin nằm mộng. Trong mơ, vua thấy có người muốn giết mình nhưng may mắn lại được một nhà sư đi ngang qua cứu giúp. Sau khi tỉnh giấc chẳng bao lâu, tình cờ gặp được Đại sư Biến Chiếu (Pyeonjo), vua nhận thấy Đại sư giống với nhà sư ở trong mơ nên từ đó thường xuyên gặp gỡ và tin dùng.
Nhờ đó, Đại sư Biến Chiếu (Pyeonjo) được ban hiệu là "Thanh Nhàn cư sĩ" và chính thức được mời tham gia vào các việc quốc sự triều chính, đưa ra quyết tâm cải cách, cải tổ xã hội hủ bại. Và từ đó sự suy yếu của Hoàng gia được bù đắp một phần đóng góp công sức của Đại sư.
Tư tưởng chính trị của Đại sư Biến Chiếu (Pyeonjo) là "Chính trị dân sinh". Đại sư đã thiết lập lại bộ máy "Điền dân Biện chỉnh Đô giám" của các đời tiên đế và tiến hành cải cách chế độ nô lệ, cũng như chế độ ruộng đất. Đại sư thi hành các điều luật nhằm trả lại ruông đất cho nông dân bị bọn quan tham và các thế lực quý tộc chiếm đoạt, đáp ứng nguyện vọng được làm lương dân của nô lệ và và các tầng lớp thấp kém trong xã hội. Vì thế, Đại Sư được nông dân và nô lệ hết lòng ca ngợi, gọi ông là "Thánh nhân" hay "nhà cải cách vĩ đại" v.v...
Sau giai đoạn trung kỳ thời Cao Ly (Goryeo), thế lực bọn quan tham và tầng lớp quý tộc trong xã hội bằng mọi cách để chiếm lấy đất đai của nông dân, thậm chí nhiều trường hợp còn biến người nông dân mất đất trở thành nô lệ cho mình.
Vì vậy, thời kỳ này đã xuất hiện "Điền dân Biện chỉnh Đô giám", một cơ quan của triều đình nhằm ổn định an ninh trật tự và giúp chế độ an sinh xã hội thời bấy giờ.
"Điền dân Biện chỉnh Đô giám" xuất hiện lần đầu tiên vào năm Canh Thân (1269), sau đó trải qua thăng trầm, nhiều lần được bỏ đi rồi thiết lập lại. Tuy nhiên, cơ quan này đóng vai trò quan trọng đặc biệt hơn cả là vào thời điểm năm Bính Ngọ (1366), dưới sự cai trị của vua Gongmin Cung Mẫn Vương, vua đời thứ 31 của Goryeo).
Thời điểm này ghi lại dấu ấn của một nhân vật đã dựa vào "Điền dân Biện chỉnh Đô giám" để xúc tiến cải cách và được nhiều người biết tới. Đó chính là Đại sư Biến Chiếu (Pyeonjo), người xuất thân từ Phật giáo, được vua tin dùng mà nắm tất cả quyền lực trong tay. Đánh giá về nhân vật này, những sử gia Hàn Quốc một mặt cho Đại Sư là nhà cải cách, cách mạng nhưng một mặt cũng coi Đại sư là "yêu tăng hủ bại", đầy quyền lực và tham vọng.
Trong “Cao Ly sử”, bộ sách về lịch sử của thời Cao Ly (Goryeo), Đại sư Biến Chiếu (Pyeonjo) bị đánh giá là một yêu tăng. Sách ghi chép rằng nhân vật này giả bộ thánh nhân nhưng hay phỉ báng và làm hại người khác, lại thường dụ dỗ đàn bà con gái để quan hệ bất chính... Sách sử còn miêu tả Đại Sư như một nhân vật hai mặt, đứng trước vua Gongmin lại luôn cho thấy một bộ mặt hoàn toàn khác. (Sự thị phi theo góc nhìn của hậu thế phiến diện làm sao rõ được chân tướng của tiền nhân ?).
Đại sư Biến Chiếu (Pyeonjo) được vua Gongmin tín nhiệm nên không bao giờ e dè, lo ngại trong mọi hành động, vì thế các tầng lớp quý tộc đã lên kế hoạch loại bỏ Đại Sư. Song, dù họ có can gián, khuyên vua tránh xa Đại sư Biến Chiếu (Pyeonjo) thế nào đi chăng nữa vua cũng vẫn luôn ủng hộ Đại Sư.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa vua Gongmin và Đại sư Biến Chiếu (Pyeonjo) bắt đầu sụp đổ dần kể từ sau khi Đại sư khuyên vua dời đô. Từ đó Vua đã giữ khoảng cách với Đại Sư. Được biết, sau này Đại sư Biến Chiếu (Pyeonjo) bị kết tội mưu phản, đày đi nơi khác và rồi bị kết án tử hình, Đại sư lên máy chém ngày 11 tháng 7 năm Tân Hợi (Thứ năm 21.08. 1371). Hưởng dương 49 tuổi xuân.
Dưới thời vua Gongmin triều Cao Ly (Goryeo), Đại sư Biến Chiếu (Pyeonjo) nắm quyền hành chỉ trong 6 năm ngắn ngủi. Đại Sư bị sử sách đánh giá là thiếu tư chất làm chính trị, bản thân địa vị về chính trị mà Đại Sư có được cũng không phải là chính thống, nó chỉ dựa vào sự tín nhiệm của vua Gongmin.
Tuy nhiên, những việc làm thực tế khi Đại Sư nắm quyền như lập lại "Điền dân Biện chỉnh Đô giám", trả lại ruộng đất cho nông dân do bọn quan tham và tầng lớp quý tộc cậy quyền thế tước đoạt hoặc dựa vào cơ quan giáo dục như Sunggyungwan (còn được gọi là Taehak, là một tổ chức giáo dục hàng đầu tại Hàn Quốc trong thời gian cuối Cao Ly (Goryeo) để chọn nhân tài trẻ tuổi ra làm chính trị v.v... là những hành động mang tính tích cực, không thể phủ nhận. Những công việc này rõ ràng đều là trọng yếu và những nhà nghiên cứu lịch sử phải có cách nhìn tổng quan mới có thể đánh giá được bản chất và con người của Đại sư Biến Chiếu (Pyeonjo).