Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hạt dưa nằm bít phế quản bé 18 tháng tuổi

Bé gái 18 tháng tuổi, ở Lâm Đồng, ăn hạt dưa, hóc sặc sụa, gia đình đưa đến TP HCM cấp cứu đêm 8/3.

Bác sĩ võ thành nhân, khoa hô hấp, bệnh viện nhi đồng thành phố, ngày 9/3, cho biết hóc sâu vào lòng phế quản bên phổi phải. các bác sĩ tỉ mỉ nội soi, gắp dị vật ra khỏi phổi bé.

"Vào viện, bé quấy khóc hoảng loạn nhưng khi lên bàn mổ, bé rất hợp tác với ê kíp gây mê", bác sĩ Nhân chia sẻ. Hiện, sức khỏe bé ổn định, đường thở thông thoáng sau thủ thuật.

Hạt dưa được gắp ra khỏi phổi bé gái. Ảnh do bệnh viện cung cấp.

Hạt dưa được gắp ra khỏi phổi bé gái. Ảnh do bệnh viện cung cấp.

Tiến sĩ trịnh hồng nhiên, trưởng khoa hô hấp, cho biết cũng như hạt hồng xiêm, mãng cầu.., rất trơn tuột khó gắp. nhiều hạt to chèn ép gây xẹp và ứ khí một phổi, chỉ còn một phổi thông khí nên rất khó kiểm soát.

"Nếu không nội soi gắp kịp thời, bé có thể đối diện nhiều biến chứng như viêm xẹp phổi, ứ khí, tràn khí đường thở và màng phổi, áp xe phổi kéo dài và dễ nguy kịch", bác sĩ Nhiên phân tích.

Bác sĩ khuyến cáo T*i n*n nuốt dị vật ở trẻ rất phổ biến, nhất là trẻ đang giai đoạn lớn và phát triển, bắt đầu biết bò, cầm nắm. Khi đó trẻ chỉ có ba bộ phận để cảm nhận và tương tác với môi trường xung quanh là tay, mắt và miệng, chưa có tri giác nhận thức và ý thức về sự nguy hiểm. Trẻ hay ngậm, mút đồ chơi, khiến chúng dễ rơi vào đường thở.

Phụ huynh cần cẩn trọng, không nên cho trẻ đùa nghịch, cười đùa, khóc to, sợ hãi khi ăn, hay chơi các đồ chơi nhỏ. Thận trọng với những thức ăn có thể làm cho trẻ mắc dị vật như hạt đậu phộng, hạt trái cây to, ngô, vỏ tôm, cua...

Lê Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/hat-dua-nam-bit-phe-quan-be-18-thang-tuoi-4245973.html)

Tin cùng nội dung

  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ sẽ thay đổi rất nhiều so với lúc bình thường như: buồn nôn, thèm ăn, tức ngực,… trong đó có biểu hiện hơi khó thở khiến cho nhiều thai phụ lo lắng.
  • Khó thở là một biểu hiện của sự cản trở lưu thông không khí trong đường thở. Nó là một dấu hiệu thường gặp và do nhiều nguyên nhân, đa số do bệnh lý ở bộ máy hô hấp, nhưng đôi khi còn do bệnh tim, do rối loạn chuyển hóa, do hệ thần kinh bị tổn thương…
  • Cơn đau thắt ngực. Để phân biệt đây là cơn đau thắt ngực hay nhồi máu cơ tim (cấp) hay là bệnh tim thiếu máu cục bộ, cần phải có điện tâm đồ (ECG), men tim.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Cả hai cháu bé đều nhập viện trong tình trạng khó thở, khàn tiếng. Tiến hành mổ nội soi, bác sĩ gắp ra nhiều u sùi nhú mọc trên thanh quản.
  • Đối với trẻ chẳng may bị hóc dị vật, người lớn cần thực hiện ngay thủ thuật Heimlich để lấy dị vật. Nếu dị vật không bắn ra cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Hóc dị vật đường thở là một trong những T*i n*n cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên.
  • Không chỉ trẻ nhỏ hay bị sặc, hóc mà người lớn cũng có thể bị nếu chúng ta bất cẩn. Dưới đây là một vài cách xử lý cứu người bị sặc, hóc dị vật.
  • Chào Mangyte, Bố em năm nay ngoài 50 tuổi. Gần đây bố em hay bị đau lồng ngực và khó thở, đi khám thì BS bảo bố em bị thiếu máu tim cục bộ. Em rất mong Mangyte tư vấn cho người nhà em bệnh viện nào khám bệnh tim tốt nhất hiện nay ở TPHCM? Chi phí khoảng bao nhiêu? Và có thể khám trong ngày hay không? Em cảm ơn Mangyte. (Ái Nguyễn - ainhu...@gmail.com)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY