Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hệ miễn dịch ném bom rải thảm chiến đấu với Omicron

Vài giờ sau khi virus đầu tiên tấn công cơ thể, các protein truyền tín hiệu phát ra cảnh báo để huy động hàng phòng thủ cơ bản của hệ miễn dịch bẩm sinh.

Trong thời gian covid-19 bùng phát, các nhà khoa học nhiều lần nhắc đến thành phần quan trọng của hệ miễn dịchkháng thể. chúng một lần nữa trở thành chủ đề nóng khi omicron xuất hiện, lây lan nhanh. các dữ liệu sơ bộ cho thấy biến chủng có khả năng né tránh kháng thể, khiến hiệu quả miễn dịch suy giảm nếu không tiêm liều tăng cường.

Được tạo ra bởi vaccine hoặc miễn dịch tự nhiên, kháng thể bám vào protein gai trên bề mặt ncov, ngăn virus xâm nhập tế bào và gây bệnh cho vật chủ. song chúng không phải lớp phòng thủ duy nhất của con người.

"Thực tế, miễn dịch là phản ứng phức hợp và có tổ chức đẹp đẽ, theo quan điểm tiến hóa", Roger Shapiro, chuyên gia miễn dịch Đại học Harvard giải thích.

Vài giờ sau khi virus đầu tiên tấn công cơ thể, các protein truyền tín hiệu phát ra cảnh báo để huy động hàng phòng thủ cơ bản của hệ miễn dịch bẩm sinh.

Đầu tiên là "bạch cầu trung tính", chiếm 50-70% của các tế bào bạch cầu. Chúng chiến đấu thần tốc nhưng cũng nhanh chóng bị tiêu diệt. Tiếp đến, "đại thực bào" đuổi bắt virus và tiết ra các chất cytokine gây viêm, giúp đào tạo tế bào miễn dịch sát thủ và các tế bào đuôi gai tấn công mầm bệnh. Chúng cũng truyền thông tin đến những thành phần đặc hiệu hơn.

"Quá trình đó giống như một vụ ném bom rải thảm trên toàn bộ khu vực, hy vọng gây sát thương cho kẻ xâm lược (virus) càng nhiều càng tốt, đồng thời gọi vào trụ sở báo cáo để chuẩn bị cho các đơn cận chiến", John Wherry, chuyên gia nghiên cứu của Đại học Pennsylvania, cho biết.

Nhân viên y tế chuẩn bị một liều vaccine Pfizer tại Los Angeles, California, Mỹ, ngày 7/1. Ảnh: Reuters

Tế bào B và tế bào T sát thủ

Nếu virus nCoV chưa thất bại, hệ thống miễn dịch "thích ứng" sẽ phát huy tác dụng. Vài ngày kể từ khi người bệnh nhiễm virus, tế bào B bắt đầu tiết kháng thể. Vaccine cũng giúp tế bào B - chủ yếu nằm bên trong cách hạch bạch huyết gần nách và gần vùng tiêm - sẵn sàng đối phó mầm bệnh.

Ông shapiro ví chúng như sĩ quan tình báo, nắm giữ thông tin quan trọng về kẻ địch. các loại kháng thể mạnh nhất, được gọi là "kháng thể trung hòa", ngăn virus mở cửa xâm nhập vào tế nào.

Một số kháng thể khác có nhiệm vụ giữ chân virus, kéo nó về phía tế bào miễn dịch hoặc kêu gọi sự giúp đỡ của các thành phần khác, nâng cao phản ứng phòng vệ tổng thể.

Bên cạnh tế bào B, vaccine kích thích cả tế bào T sát thủ. "Chúng săn lùng và tấn công các tế bào nhiễm bệnh. Những sát thủ này cũng gây ra thiệt hại cho cơ thể, nhưng lợi ích của chúng lớn hơn", Shapiro nói.

Ông gọi tế bào T là "các vị tướng" điều phối quân đội, thúc đẩy tế bào B làm việc và chỉ đạo đồng đội sát thương kẻ thù.

Do có đột biến lớn ở protein gai, omicron dễ dàng vượt qua hàng rào kháng thể trung hòa do vaccine hoặc quá trình nhiễm bệnh tự nhiên tạo ra. điều này dẫn đến nhiều ca nhiễm có triệu chứng hơn trên thực tế. song tế bào t là thành phần khôn ngoan hơn nhiều. chúng có thể phân biệt các tế bào nhiễm bệnh, tìm kiếm các bộ phận cấu thành omicron đang trong thời kỳ sao chép, theo ông wherry.

Chúng thành thạo hơn trong việc nhận biết dấu hiệu kẻ thù từng gặp trước đây, ngay cả khi virus đã ngụy trang khéo léo và vượt qua kháng thể. các tế bào t sát thủ tìm kiếm, tiêu diệt và đục thủng tế bào nhiễm bệnh. chúng đưa các protein gây viêm cytokine đến chiến đấu. tùy thuộc vào tốc độ phản ứng, người đã tiêm chủng nhiễm omicron đột phá có triệu chứng nhẹ giống cảm cúm, tỷ lệ chuyển nặng giảm đáng kể.

Trong bối cảnh omicron hoành hành, việc tiêm liều vaccine tăng cường vẫn cần thiết, bởi chúng sẽ làm tăng vọt tất cả các loại kháng thể, đồng thời đào tạo thêm các tế bào b và t.

"Omicron đáng lo ngại, nhưng chúng tôi vẫn lạc quan. Nó không né được hoàn toàn hệ miễn dịch", ông Wherry nói.

Thục Linh (Theo AFP)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/he-mien-dich-nem-bom-rai-tham-chien-dau-voi-omicron-4405568.html)

Tin cùng nội dung

  • Trẻ không thích ăn rau là nỗi băn khoăn của rất nhiều ông bố bà mẹ, trong khi đây là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin… rất tốt cho cơ thể.
  • Các nhà khoa học ĐH Florida (Mỹ) vừa cho biết khả năng hoạt động của hệ miễn dịch được tăng cường ở những người thường xuyên dùng nấm hương.
  • (Mangyte) - Hệ thống miễn dịch bao gồm các cơ quan nội tạng, protein, mô và các tế bào cùng hoạt động để loại bỏ vi khuẩn có hại cho cơ thể.
  • Phương pháp này giúp giảm thiểu các bước xét nghiệm thủ công, từ đó giảm thiểu rủi ro sai sót, rút ngắn thời gian chẩn đoán.
  • Hệ miễn dịch là hệ thống bảo vệ tự nhiên của con người, cơ quan phòng thủ cuối cùng của mỗi người, nhằm chống lại sự xâm nhập của bệnh tật. Nếu không có hệ miễn dịch, con người dễ dàng bị các loại virus, vi khuẩn và ô nhiễm môi trường tấn công.
  • Hệ miễn dịch đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe con người, bảo vệ cơ thể hạn chế các vi khuẩn, vi rut gây bệnh …
  • Trong bộn bề của cuộc sống, con người thường bị cuốn vào những guồng quay của công việc, bận rộn của cuộc sống, họ thường quên đi mình phải “sống” như thế nào, tận hưởng ra sao…. Nhiều khi nó trở thành một căn bệnh trong tâm hồn mỗi người.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu có thể được sử dụng để phát hiện bệnh thiếu máu và một số bệnh liên quan đến máu khác. Phết máu là xét nghiệm được thực hiện bằng cách quan sát các tế bào máu dưới kính hiển vi.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY